Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Khám phá đá quý (Phần 1)

Một viên đá quý (gemstone hay gem còn được gọi là precious hay semi-precious stone, hoặc jewel) là mẫu khoáng sản có màu sắc và hình dạng đẹp mắt, được gọt giũa để chế tác đồ trang sức hoặc các loại vật dụng trang trí khác. Tuy nhiên, một vài loại đá nhân tạo (như lapis - lazuli) hoặc hợp chất hữu cơ (như hổ phách hay hạt huyền) không phải là khoáng sản, nhưng chúng vẫn được dùng để làm đồ trang sức, và do vậy cũng thường được coi là đá quý.

Hầu hết các loại đá quý đều cứng nhưng cũng có một vài loại khoáng sản khá mềm vẫn được dùng làm trang sức do có màu sắc đẹp hoặc có các tính chất quý khác phù hợp với yêu cầu. Sự quý hiếm cũng là một trong những yếu tố tạo nên giá trị của đá quý.     

Khác với loại hình đồ trang sức khác, từ thời cổ đại cho tới thế kỷ XIX, nghệ thuật chạm khắc đá và đá quý đã tồn tại và phát triển mạnh, trở thành một loại hình nghệ thuật; trong đó, những tác phẩm chạm khắc của Carl Faberger là những tác phẩm xuất sắc cuối cùng thuộc loại này.

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI

Cách phân loại đá quý truyền thống ở phương Tây bắt nguồn từ người Hy Lạp cổ đại , dựa vào sự khác biệt giữa hai loại đá cực hiếm (preciuos) và đá hiếm (semi – precious). Một số nền văn minh khác cũng có cách phân loại tương tự như vậy.

Trong thời hiện đại, đá quý nhóm một được chia ra thành các loại như kim cương (diamond), hồng ngọc (ruby), ngọc lục bảo(emerald) và ngọc bích (sapphire). Ngoài ra các loại đá quý khác được xếp vào nhóm hai. Yếu tố phân loại đá quý trên không mang tính khoa học mà phản ánh độ hiếm quý của từng loại đá trong lụch sử, cũng như giá trị của chúng: đó là tính trong suốt với sắc màu rực rỡ và đồng nhất tuyệt đối. Ngoại trừ kim cương hoàn toàn trong suốt không màu và là vật liệu tự nhiên cứng nhất trên thế giới, khoảng 8-10độ Moh (đơn vị đo độ cứng), các loại đá khác được xếp hạng dựa vào màu sắc, độ trong suốt và độ cứng của chúng. Hệ thống phân loại đá quý loại này không nhất thiết phải tương ứng giá trị thực của chúng. Thí dụ, trong khi ngọc lựu hầu như không giá trị mấy thì một viên ngọc lựu có tênTsavorite lại có giá trị gấp nhiều lần một viên ngọc lục bảo trung bình. Việc sử dụng các khái niệm đá quý loại một và loại hai trong thương mại, theo đánh giá của các chuyên gia sai lệch về giá trị của từng loại đá quý, khi cho rằng đá quý càng cứng thì càng có giá trị cao.

Hiện nay, các loại đá quý được nghiên cứu chuyên sâu bởi các nhà đá quý học, họ mô tả các dạng đá quý cùng những đặc tính của chúng bằng phương pháp và kỹ thuật chuyên biệt. Đặc tính đầu tiên mà một nhàđá quý học quan tâm đến là thành phần hoá học của đá quý. Vi dụ, kim cương được cấu tạo thành từ nguyên tố các bon và hồng ngọc là từ oxít nhôm, kể đến các loại đá dạng tinh thể sẽ được phân loại dựa vào cấu trúc tinh thể của chúng: dạng khối lập phương, lại thường được nhìn thấy ở dạng khối tám mặt.

Đá quý được phân thành nhóm, dòng và loại. Ví dụ, hồng ngọc là loại có màu đỏ của dòng có nguồn gốc khoáng chất corundum, trong khi các loại corundun có màu sắc khác sẽ được xếp vào loại sapphire. Ngọc lục bảo, ngọc màu xanh biển (aquamarine), ngọc đỏ, ngọc goshenite không màu, ngọc heliodor màu vàng và ngọc morganite màu hồng đều là các loại nhỏ của dòng có nguồn gốc khoáng chất beryl.

Đá quý được đánh giá tính chất dựa trên các đặc điểm như là độ khúc xạ, độ tán xạ, trọng lượng, độ cứng, độ tinh khiết, độ giòn và độ sáng. Chúng có thể tán xạ ánh sáng đa màu hay có khả năng phát quang và có dải quang phổ rất đặc biệt.

(Theo Thoitrangvang)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng