Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Lịch sử đồ trang sức

Ngay từ buổi đầu của văn minh nhân loại, trang sức đã là một phần không thể tách rời với nền văn hóa. Sở thích, cách sống, suy nghĩ có thể thay đổi, nhưng tình yêu dành cho những vật dụng quý giá, sáng lấp lánh này không bao giờ giảm sút. Trước cả khi quần áo được phát triển thành mốt, trang sức và kim loại quý đã là biểu tượng trân trọng của uy thế và vẻ đẹp. Theo thời gian, đồ trang sức đã tiến hóa từ những biểu tượng tín ngưỡng thần bí và vật dụng tượng trưng cho quyền lực và phú quý của vương triều đến những mặt hàng trang sức chung cho mọi người.

AI CẬP

Qua bao niên kỷ, đồ trang sức là lời nói đích thực về con người và nền văn hóa sản sinh ra nó - từ niềm tin tín ngưỡng đến vị thế xã hội. Một trong những kho báu cổ xưa nổi tiếng nhất chưa từng thấy là mộ của vua Ai Cập (Egyptian phraoh) Tutankhamen: xác ướp với số lượng lớn vàng và đồ trang sức do những thợ thủ công tay nghề cao của Ai Cập thực hiện. Những vật dụng trang sức tìm thấy trong ngôi mộ gồm vòng đeo cổ, vòng đeo tay, hoa tai, nhẫn, mặt dây chuyền, vật hộ mạng theo kiểu dáng điển hình vào thời đó. Đồ trang sức Ai Cập nặng về tính biểu tượng và cân đối, mang ý nghĩa thần bí và tín ngưỡng. Một vài hình tượng được dùng là bọ hung (scarab), hoa sen (lotus flower), chim ưng (falcon), rắn (serpent).

HY LẠP

Mang phong thái nghệ thuật riêng biệt. Kiểu dáng đồ trang sức của người Hy Lạp cổ xưa gần giống những tác phẩm điêu khắc cổ điển thu nhỏ hơn là những vật dụng dùng để trang điểm. Hình dạng con người, cả nam lẫn nữ, hình tượng thần thọai và hình ảnh anh hùng là chủ đề xuyên suốt cho nhẫn, hoa tai, mặt dây chuyền, và các đồ trang sức khác. Nhờ vào tay nghề và kỹ thuật cao, đồ trang sức Hy Lạp được gia công hết sức chi tiết và cuối cùng trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Một ví dụ, hoa tai mang hình xe ngựa thì có đủ cả người đánh xe lẫn ngựa.

LA MÃ

Quyền lực và phú quý. Đồ trang sức La Mã cổ xưa lúc đầu là biểu tượng của uy thế chỉ dành cho tầng lớp xã hội cao nhất. Nhưng khi thương mại và của cải của đế chế phát triển, đồ trang sức trở nên phổ cập cho mọi tầng lớp dân chúng. Người La Mã làm đồ trang sức theo phong cách của những nền văn hóa trước và thêm vào chủ đề riêng của họ. Đế đánh dấu một thời đại hòang kim, đồ trang sức có kích thước lớn và phô trương hơn. Họ bắt đầu dùng nhiều đá màu hơn các nền văn hóa trước, bao gồm hoàng ngọc (topaz), lục ngọc (emerald), hồng ngọc (ruby), bích ngọc (sapphire) và bạch ngọc (pearr).

TRUNG CỔ

Trở về với giản đơn, sau sự sụp đổ của triều đại La Mã, kiểu dáng của đồ trang sức đã chuyển từ sự miêu tả chi ly những hình tượng thần thọai và hình ảnh anh hùng thành những vật dụng đơn thuần để trang trí. Kiểu dáng ở thời kỳ này đơn giản hơn nhiều so với những nền văn hóa trước đó. Dây chuyền được ưa chuộng và đồ trang sức được dùng để trang điểm tóc tai và quần áo.

PHỤC HƯNG

Suốt thời kỳ phục hưng, đồ trang sức một lần nữa trở thành tác phẩm nghệ thuật phát triển cao độ. Khả năng mỹ thuật của những người thợ kim hoàn đã làm cho đồ trang sức tinh xảo hơn nhiều, và giá trị lớn nhất của chúng là ở chỗ được chế tác tuyệt diệu hơn là giá trị tiền tệ của vàng bạc đá quý được dùng. Đồ trang sức đã phổ biến đến mức chưa bao giờ thấy trước đây, và cả nam lẫn nữ đều cố vượt qua nhau bằng cách chưng diện sang trọng với vàng và đá quý. Để thể hiện sự giàu có, họ còn trang điểm cho nón và quần áo những viên đá quý lớn đầy màu sắc.

THẾ KỶ THỨ 17

Có thể tóm lược trong hai từ: nặng và rất nặng. Thế kỷ 17 đã chứng kiến những phát triển về kỹ thuật gia công đá mỹ nghệ nên đá quý rất được ưa chuộng. Nghệ thuật cắm hoa thịnh hành thời bấy giờ được áp dụng vào thiết kế đồ trang sức. Đồ trang điểm vàng lúc đầu được phủ men (enamel) để tạo nên những bông hoa màu sáng. Sau đó, vàng được dùng với kim cương và đá quý với nhiều sắc màu khác nhau để làm đồ trang sức rực rỡ hơn; tuy nhiên, vì lộng lẫy và rất lớn nên chúng rất nặng, gây khó khăn cho người mang nó.

THẾ KỶ THỨ 18

Một số lượng lớn kim cương từ Brazil nhập vào châu Âu trong thời kỳ này và được khắp nơi yêu thích. Kỹ thuật gia công đá đã được cải tiến đáng kể nên mốt thời đó phô trương đá quý càng nhiều càng tốt và cố giấu đi vỏ lấp chúng. Vì đồ trang sức mảnh, nhẹ, dễ mang hơn nên dân chúng có cơ hội để phô bày vẻ đẹp thật sự lấp lánh huyền ảo của kim cương và các lọai đá quý khác.

THẾ KỶ THỨ 19

Cuộc cách mạng công nghiệp đã đem lại những thay đổi to lớn cho thế giới- kể cả đồ trang sức. Sản xuất hàng loạt cuối cùng đã mang hàng trang sức đến với mọi người. Lần đầu tiên chúng được sản xuất với quy mô lớn ở mức giá mà tầng lớp trung lưu hay thấp lưu đều có thể mua được. Chất lượng của đá nhân tạo được cải thiện nên ai cũng có thể có được các mặt hàng trang sức xinh đẹp mà trước đó khó mua nổi. Bên cạnh, các hãng lớn như Faberge và Catier sản xuất đồ trang sức chất lượng cao dành cho thành phần giàu có.

THẾ KỶ THỨ 20 VÀ SAU ĐÓ

Ngày nay hàng trang sức có nhiều loại, nhiều dạng khác nhau. Dù bạn là ai, sở thích thế nào, và khả năng tài chính ra sao vẫn có những thiết kế thích hợp với phong cách riêng của bạn. Trong thế kỷ 20, quần áo thời trang cuối cùng cũng giành được vị trí đáng kể và hàng trang sức mốt được ưa thích. Giờ đây, thời trang và trang sức đang tay trong tay, bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Vẫn còn nhiều chỗ cho sáng tạo và thể hiện cá tính hơn trước kia. Từ những kiểu dáng cổ điển đến sự bùng nổ của trang sức lạnh và trang sức toàn thân (body jewelry/ body piercing), đồ trang sức thời nay “hiện đại” đến mức bạn cứ muốn là có bất kỳ nơi đâu trên cơ thể.

(Theo SJC)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng