Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Tìm hiểu "4C" của kim cương

Kim cương là loại đá quý phản chiếu ánh sáng và hình thành từ cacbon nén chặt nên là một trong những chất cứng nhất được biết đến. Độ cứng của kim cương là 10 trong thang xếp hạng MOHS, trọng lượng riêng là 3.5 và chỉ số khúc xạ từ 2.417 đến 2.419. Màu của kim cương nằm trong dãy từ không màu, vàng, cam, nâu, cho tới gần như đen, các màu hiếm gồm có đỏ, xanh lơ, xanh lá và tím; Những màu này hoàn toàn có giá trị và lạ mắt. Giá trị của một viên kim cương được xác định trên cơ sở xem xét "4C": vết cắt (cut), màu sắc (color), độ trong (clarity) và trọng lượng (carat).

CẮT (CUT)

Giống như hầu hết các loại đá quý, kim cương đòi hỏi được cắt và đánh bóng. Người thợ cắt cần phải có kỹ năng để khai phá vẻ đẹp độc nhất và lạ lùng của kim cương. Nhiều nhà nghiên cứu đá quý cho rằng đây là chữ “C” quan trọng nhất- dầu có phần hơi thiên vị- trong “4C” vì nó xác định chất lượng và giá trị của viên kim cương. Thậm chí nếu một viên kim cương có màu sắc và độ trong hoàn hảo, một vết cắt tồi sẽ làm cho nó mất đi độ sáng lấp lánh.

Cắt chỉ việc gia công hoàn chỉnh bản thiết kế cho viên kim cương, kỹ năng của việc thực hiện này là vết cắt, chất lượng đánh bóng, độ đối xứng tổng thể. Những nhân tố chính bao gồm độ tròn, chiều sâu, rộng, và tính đồng nhất của các mặt cắt. Cắt cũng được dùng để mô tả hình dạng của kim cương. Ngoài dạng tròn, còn có những dạng phổ thông khác, như chữ nhật (emerald), trái xoan (marquiz), trái lê hay giọt lệ (pear), bầu dục hay con thuyền (oval) và vuông (square). Mỗi viên kim cương được cắt theo công thức toán học chính xác, cắt phổ thông nhất là cắt tròn gồm năm mươi tám mặt, hoặc cắt thành những mặt bằng bóng phẳng, nhỏ, sao cho có được lượng ánh sáng phản chiếu tối đa đến người nhìn nó. Sự phản chiếu này, được gọi là độ chói sáng (prilliance) là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của viên kim cương.

Mặc dù có nhiều hệ thống xác định chất lượng cắt kim cương, chúng có thể khái quát theo khung chung như sau: Lý tưởng (Ideal), Xuất Sắc (Excellent), Rất tốt (Very Good), Tốt (Good), Trung Bình (Fair), kém (Poor). Cắt “lý tưởng” và “xuất sắc” tiêu biểu cho mức hoàn hảo cao nhất, hầu như tất cả ánh sáng đi vào viên kim cương đều phản chiếu ngược lại mắt người nhìn. Một viên kim cương với hạng cắt “rất tốt” hoặc “tốt” phản chiếu hầu hết ánh sáng như mức “lý tưởng” và “xuất sắc”, nhưng được bán với giá thấp hơn. Cắt “trung bình” cũng còn được xem là kim cương có chất lượng nhưng độ chói sáng kém hơn hạng “tốt”. và cắt “kém” là viên kim cương không cân đối, và hậu quả là hầu hết ánh sáng đều thoát ra những cạnh bên và đáy chứ không quay lại mắt người nhìn.

Nói cách khác, một viên kim cương cắt tốt (a well- cut diamond) có góc và độ cân xứng đúng để ánh sáng quay trở lại và cho nhiều ánh chớp. Một viên kim cương cắt kém là một viên kim cương “cùn” (a “dull” diamond), có thể xem như có những “hố đen' bên trong nuốt hết ánh sáng.

Sự cân xứng của một viên kim cương, đặc biệt là giữa chiều sâu so với đường kính vành rộng nhất và đường kính của mặt bàn (table, mặt trên cùng của viên kim cương) - hay còn gọi là mặt trăng- quyết định mức độ ánh sáng đi vào viê kim cương và quay về mắt nhìn nhiều hay ít. Hai yếu tố chính cho độ sáng chói của viên kim cương là phần đỉnh (crown) và phần tạ (pavilion) của nó. Phần đỉnh là phần trên của viên kim cương tính từ vành rộng nhất của viên kim cương (girdle: the outermost edge of a cut gem) đến mặt bàn/ mặt trăng (the table). Phần tạ là phần bên dưới của vành rộng nhất. Để có độ chói sáng tối đa, phần đỉnh có 32 mặt cộng với mặt bàn; phần tạ có 24 mặt và điểm đáy (culet/ point). Chỉ cần một vài độ lệch với tiêu chuẩn có thể gây tác động to lớn đến độ sángc hói của đá. Nhưng cũng có vài cách khắc phục (leeway). Thợ cắt có thể bù lại bằng cách hiệu chỉnh các góc đỉnh, kích thước mặt bàn, và các góc tạ để có được kết quả tốt nhất có thể có cho mỗi viên kim cương.

MÀU SẮC (COLOR)

Trong khi hầu hết mọi người đều nghĩ rằng kim cương màu trắng hoặc không màu, thì nó lại có đủ màu sắc của một chiếc cầu vồng. Nhóm màu của kim cương trắng có thể xếp thành dãy từ không màu đến vàng nhạt.

Là một trong 4C đánh giá chất lượng kim cương, màu sắc dùng chỉ sự có màu hay không màu ở những viên kim cương trắng. Nói chung, kim cương càng trắng thì giá trị càng cao. Thậm chí một vệt nhẹ của vàng hoặc nâu có thể gây tác động tiêu cực đến giá trị của viên Đá. Hầu hết kim cương được phân cấp theo thang màu GIA (the Gemmological Institute of American- Viện Nghiên Cứu Đá Quý của Mỹ) bắt đầu từ “D” cho không màu và liên tục xuống đến “Z”, với sắc vàng mỗi lúc mỗi dễ nhận ra từ “D” đến “Z”. Cách tốt nhất để nhìn thấy màu sắc thực của một viên kim cương là nhìn nó trước một bề mặt trắng.

Đá trong dãy màu từ D đến H được xem là có giá trị nhất bởi vì chúng hiếm nhất. Sau đây là những dãy màu của kim cương trắng, trên cơ sở nhóm màu của nó được nhìn thấy ra sao dưới mắt thường:

Từ D đến H- Nếu có một chút màu sắc hiện diện, chỉ có mắt nhà nghề mới nhận ra.

• Từ H đến L- Những viên đá nhỏ thì không màu, những viên đá lớn hơn có màu.

• Từ L đến Q- Đá tăng dần sắc vàng, thậm chí với mắt người không chuyên.

• Từ R đến W- Đá lộ sắc vàng, thậm chí với mắt người không chuyên.

Mặc dù đá trong dãy cấp màu D-F là giá trị nhất, bạn vẫn có thể có được giá trị cao (và tiết kiệm được số tiền đáng kể) với những viên kim cương được phân cấp G-H vì dưới con mắt không chuyên chúng được xem là không màu. Thậm chí đá trong dãy J-M, nó chỉ hơi ánh vàng, nhưng với mắt nhìn không chuyên có thể trở nên không màu nếu lắp đúng với vỏ kim cương. Nói chung, kim loại vàngf (như vàng) dấu được vết màu trong kim cương không màu, trong khi kim loại trắng (vàng trắng, bạc, platinum) làm tăng sắc màu.

Đạ đa số kim cương đều trong gam màu trắng, nhưng cũng có những kim cương có màu sắc tự nhiên rực rỡ: hồng, xanh lơ, xanh lá, vàng, nâu, và các màu sắc khác. Những loại này có giá trị vì màu sắc của nó, cũng như kim cương trắng có giá trị vì tính không màu.

ĐỘ TRONG (CLARITY)

Gía trị của một viên kim cương có màu lệ thuộc nhiều vào độ hiếm của màu đó (ví dụ, đỏ và xanh lá thì hiếm hơn vàng và nâu), sự thuần màu, sự tinh khiết của màu (nghĩa là màu có sáng hay trong hay không, hay bị mờ do nhuốm các màu cơ bản khác). Kim cương có màu cao cấp thì cực kỳ hiếm và xứng đáng với giá cực kỳ đắt.

Độ trong là một trong 4C đánh giá chất lượng của kim cương theo những vết rạn (flaws) ngoài mặt hoặc bên trong viên kim cương, có trong quá trình hình thành tự nhiên hoặc trong quá trình gia công cắt mặt.

Khi có những vết xảy ra trên bề mặt, chúng được xem như vết ố (blemish). Những dạng ố phổ thông nhất bao gồm những vết tự nhiên (naturals), là một phần nhỏ của bề mặt kim cương thô nguyên thủy còn sót lại, những vân bề mặt (surface graining) là những làn sọc hằn trong suốt trên bề mặt của viên kim cương; và những mặt cắt phụ (extra facets) được cắt để loại tạp chất gần bề mặt nhằm làm tăng độ trong của đá.

Khi những vết này xuất hiện bên trong, chúng được gọi là vết nhơ hay pha lẫn bên trong (inclusions). Những pha lẫn phổ biến nhất bao gồm những hạt tinh thể (crytals), là những bong bóng tí nị hiện thân của những hạt khoáng chất nhỏ được hấp thụ vào viên kim cương trong quá trình phát triển; đầu kim (pinpoints), là những tinh thể nhỏ đến nổi chỉ hiện lên những chấm cực kỳ nhỏ khi được phóng đại 10 lần; tinh thể hình kim (needles), là những tinh thể có dạng hình kim; mắt (knots), là tinh thể bên trong vươn ra bề mặt cũa viên kim cương; hốc (cavities) là những sứt mẻ lớn hình thành khi một tinh thể bên trong gần bề mặt bị mài cạy ra ngoài để lại vết lõm; nứt (feathers), là những khe hằn nứt nhỏ bên trong viên kim cương; và vẩn đục (clouds), là một nhóm pha lẫn giống như đám mây khi được phóng đại.

Tất cả kim cương đều có những vết rạn như thế. Những cái không hoàn hảo này được xem như “dấu tay” (fingerprint) của đá và làm mỗi viên có một vẻ riêng. Tuy nhiên, những pha lẫn và vết rạn có thể ảnh hưởng đến đường của ánh sáng đi qua đó, làm giảm độ chói sáng; bởi vậy, tạp chất càng ít, càng nhỏ thì giá trị của viên kim cương càng cao.

Trong những viên kim cương đắt và hiếm nhất, pha lẫn hầu như không thấy dù được phóng đại 10 lần trong điều kiện ánh sáng tốt, đó là lý do tại sao những viên đá này được gọi là hoàn hảo (flawless- FL) hoặc không vết rạn bên trong (internally flawless- IF) theo hệ thống phân tích chất lượng của Viện Nghiên Cứu Đá Quý Hoa Kỳ (GIA). Ngươ5c lại là những viên đá không hoàn hảo (I grades) với những lỗi thấy được làm hỏng vẻ đẹp tự nhiên của nó. Sau đây là hệ thống phân cấp độ trong của GIA:

• FL (hoàn hảo- flwless)- Không có dấu hiệu bên ngoài hoặc pha lẫn bên trong để mắt nhà nghề có thể nhìn thấy khi được phóng đại 10 lần.

• IF (hoàn hảo bên trong- internally flawless)- Chỉ có những vết ố không đáng kể trên bề mặt, nhưng không bị pha lẫn bên trong mà mắt nhà nghề có thể nhín thấy khi phóng đại 10 lần.

• VVS1, VVS2 (bị pha lẫn rất, rất nhẹ- very, very slightly included)- Chỉ một vài pha lẫn bên trong rất nhỏ và/ hoặc lỗi bên ngoài đã được sửa chữa, khó cho mắt nhà nghề có thể nhìn thấy khi được phóng đại 10 lần. Những vết rạn điển hình gồm những đầu kim li ti (pinpoints), những vết vẩn đục mờ nhạt (faint clouds), những vết nứt bé xíu (tiny feathers), hoặc những đường vân bên trong (internal graining).

• VS1, VS2 (bị pha lẫn rất nhẹ - very slight included) - pha lẫn bên trong rất nhỏ và/ hoặc lỗi bên ngoài đã được sửa chữa, hơi khó thấy cho mắt nhà nghề dẫu được phóng đại 10 lần. Những vết rạn điển hình gồm có các tinh thể (crystals), vết nứt, vết vẩn đục thấy được, và những nhóm đầu kim (groupings of pinpoints).

• SI1, SI2 (bị pha lẫn nhẹ- slightly included)- Pha lẫn bên trong nhỏ và/ hoặc những vết ố bề mặt, dễ dàng thấy khi được phóng đại 10 lần, nhưng mắt nhà nghề không thể thấy được khi không phóng đại.

• I1không hoàn hảo cấp độ 1- imperfect 1)- Những pha lẫn bên trong và/ hoặc lỗi bên ngoài đã được sửa chữa thấy được khi phóng đại 10 lần, nhưng khó thấy dưới mắt người thường.

• I2 (không hoàn hảo cấp độ 2- imperfect 2)- Pha lẫn bên trong và vết ố bề mặt nhiều hơn và/ hoặc lớn hơn, dễ dàng thấy được không cần phải phóng đại 10 lần. Giảm một chừng mực nào đó độ sáng của đá.

• I3 (không hoàn hảo cấp độ 3- imperfect 3)- Pha lẫn bên trong và lỗi bề mặt nhiều và/ hoặc rất lớn dễ dàng nhìn thấy được không cần phải phóng đại 10 lần. Pha lẫn bên trong quá mức rõ ràng làm xấu đi viên đá. Ít khi được dùng trong sản phẩm trang sức mà hầu hết được dùng trong công nghiệp.

TRỌNG LƯỢNG (CARAT)

Từ “Carat” chỉ trọng lượng của viên kim cương. Đơn vị đo lường này là một trong “4C” xác định chất lượng của kim cương. Carat có nguồn gốc từ trọng lượng của những hạt carob (có hương vị socola) mà người cổ xưa dùng làm đối tượng để cân nhờ vào tính thống nhất về trọng lượng và hình dạng của những hạt này.

Carat cũng là đơn vị đo lường cho hầu hết các loại đá quý. Một carat bằng khoảng 200 milligrams (0.2 grams). 142 carats = 1ounce. Carat còn được chia thành “points” (tạm dịch là “điểm”) với một carat bằng 100 “điểm”.

Một vài trọng lượng carat phổ biến và “điểm” tương ứng của nó như sau:

Một carat = 100 points

Ba phần tư carat (3/4 carat, 0.75 carat) = 75 points

Nửa carat (1/2 carat, 0.50 carat) = 50 points

Một phần tư carat (1/4 carat, 0.25 carat) = 25 points

Trọng lượng carat kết hợp với vành rộng nhất của viên kim cương (girdle diameter) ấn định chính xác kích thước của một viên kim cương. Dưới đấy là những trọng lượng carat đáng chú ý và đường kính vành rộng nhất tương ứng của những viên kim cương cắt chuẩn, cân xứng, và lý tưởng:

10 carats = 14 millimeters

5 carats = 11.1. millimeters

2.5 carats = 8.8. millimeters

1 carat = 6.5 millimeters

0.75 carat (3/4 carat) = 5.9 millimeters

0.50 carat (1/2 carat) = 5.15. millimeters

0.375 carat (3/8 carat) = 4.68 millimeters

0.25 carat (1/4 carat) = 4.1 millimeters

0.125 carat (1/8 carat) = 3.25 millimeters

0.0625 carat (1/16 carat) = 2.58 millimeters

Nói chung, trong điều kiện ngang bằng về chất lượng, viên kim cương lớn hơn thì hiếm hơn viên nhỏ nên đắt hơn. Ví dụ, viên 1 carat nói chung là đắt hơn viên 95 points.

Thế nhưng, với các yếu tố như vết cắt, độ trong, màu sắc khác biệt dẫn đến việc cần xác định lại giá trị của viên đá. Hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp một viên kim cương nhỏ hơn nhưng với vết cắt, màu sắc, và độ trong đặc biệt thì có giá trị hơn nhiều so với một viên lớn hơn mà chỉ có chất lượng trung bình của các yếu tố vừa nói.

Sự chọn lựa giữa việc bảo toàn trọng lượng nặng nhất có được của viên kim cương thô nguyên thủy với việc gia công thành phẩm có chất lượng tốt nhất có thể có là thách thức lớn nhất cho người thợ gia công.

Bởi vậy, chỉ có kinh nghiệm và kỹ năng của người thợ mới xác định được yếu tố làm sao cho viên kim cương đẹp nhất mà vẫn duy trì được trọng lượng và giá trị của nó- và cũng chỉ nhờ vào công việc cần cù của người thợ mới cho bạn, người chủ nhân, viên kim cương có trọng lượng lớn nhất và chất lượng cao nhất.

(Theo SJC)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng