Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Bốn mươi năm "nổi loạn" của vàng

Giá vàng thế giới đã leo lên đỉnh cao mới 1.462,93 USD/ounce trong ngày 6/4/2011, giữa lúc đồng đôla Mỹ đang mất giá và có nhiều lo ngại về lạm phát. 

 

 

Lo ngại về bất ổn kéo dài ở Trung Đông và Bắc Phi  cũng khiến cho người ta đua nhau mua vàng và các kim loại quí hiếm khác.  

Giá vàng đột phá ngưỡng 1.500 USD/ounce

Sau khi chạm vào những đỉnh cao mới, giá vàng đã chốt lại ở mức 1.462,93 USD/ounce vào lúc kết thúc  phiên giao dịch ở London ngày 6/4/2011, trong khi giá bạc tăng 1,21 USD lên mức 39,71 USD/ounce.

Đồng đôla Mỹ đang bị mất giá so với nhiều đồng tiền mạnh và khiến cho kim loại quí rẻ đi, khi được mua bằng những đồng tiền khác. Trong khi đó, triển vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản xem ra khá xa vời. Chủ tịch Atlanta FED Dennis Lockhart nói nền kinh tế Mỹ hiện vẫn còn quá mong manh nên chưa thể tăng lãi suất cơ bản. Ủy ban Thị trường mở của FED cũng ủng hộ quan điểm này. 

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến sẽ nâng lãi suất chủ đạo, khiến cho đồng Euro trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và khiến cho đồng USD sẽ bị yếu hơn nữa. Trong ngày 6/4, tỷ giá giữa đồng USD và đồng Euro đã tụt xuống mức thấp nhất  trong vòng 14 tháng qua.

Thời gian qua, sức ép lạm phát lại ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Điều này thúc đẩy nhu cầu về vàng, khi không ít các nhà đầu tư chuyển sang mua kim loại quí để bảo toàn tài sản trước tình trạng giá cả leo thang, các đồng tiền mất giá. 

Hồi đầu tuần, Trung Quốc lại nâng lãi suất cơ bản nhằm hạ nhiệt nền kinh tế vẫn đang phát triển quá nóng. Về động thái này, nhà phân tích Edel Tully của ngân hàng đầu tư UBS nhận định: “Tình trạng lạm phát đang ngày càng gia tăng ở Trung Quốc chính là một nhân tố thúc đẩy giá vàng thế giới leo cao”.  

Giám đốc đầu tư Marcus Grubb của Hội đồng vàng thế giới (WGC) nhận định: “Tình trạng bất định lạm phát/giảm phát hiện nay đang bị phóng đại do giá năng lượng leo cao. Giá dầu thô Brent đã đột phá  ngưỡng 120 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2008 và giá dầu thô WTI đang tiếp cận ngưỡng 110 USD/thùng do tình trạng bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi”. Giá dầu thô Brent đã leo lên mức 122,30 USD/thùng vào hồi 17 giờ chiều ngày 6/4/2011. 

Giám đốc Grubb cũng nêu ra những quan ngại về lạm phát giá lương thực trên toàn thế giới, giữa lúc có tin nói kho dự trữ ngũ cốc và đậu nành của Mỹ đang bị giảm sút vào thời điểm các nguồn cung đã hạn hẹp. Giá các loại thực phẩm cơ bản dự kiến sẽ còn leo cao hơn nữa. 

Giá vàng tăng trong ngày 5/4 một phần cũng do hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã hạ điểm của Bồ Đào Nha do  những lo ngại về việc nước này phải tái cơ cấu nợ công. 

Những cột mốc của giá vàng trong 40 năm qua

Giá vàng lập kỷ lục mới 1.462,93 USD/ounce ngày 6/4/2011 do lo ngại lạm phát và đồng đôla Mỹ yếu chính là một cột mốc mới trong chặng đường nối loạn của vàng suốt 40 năm qua. Sau đây là những cột mốc mà giá vàng đã trải qua. 

Tháng 8/1971: Tổng thống Mỹ Nixon đã rút đồng USD khỏi chế độ bản vị vàng vốn ấn định giá vàng 35 USD/ounce theo Hiệp ước Bretton Woods (Bretton Woods Agreement) năm 1944.  

Tháng 8/1972: Chính phủ Mỹ hạ giá đồng đôla xuống còn 38 USD/1 ounce vàng. 
 
Tháng 3/1973: Hầu hết các nước lớn trên thế giới áp dụng hệ thống hối đoái thả nổi.  

Tháng 5/1973: Chính phủ Mỹ tiếp tục hạ giá đống đôla xuống mức 42,22 USD/1 ounce vàng.
 
Tháng 1/1980: Giá vàng lập kỷ lục 850 USD/ounce do lạm phát phi mã bởi giá dầu cao, Liên Xô đổ quân vào Afghanistan và Cách mạng Hồi giáo ở Iran khiến các nhà đầu tư đổ xô mua vàng. 

Tháng 8/1999: Giá vàng tụt xuống còn 251,70 USD/ounce do lo ngại về việc các ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dữ trữ bằng vàng và do các hãng khai thác “bán vàng non” do lo ngại giá vàng tiếp tục xuống dốc.  

Tháng 10/1999: Giá vàng lên đến 338 USD/ounce, mức cao nhất  trong vòng 2 năm, sau khi 15 ngân hàng trung ương ở châu Âu quyết định hạn chế bán vàng. 

Tháng 2/2003: Giá vàng leo lên mức cao nhất trong vòng 4 năm vào thời điểm Mỹ chuẩn bị tấn công trên bộ vào Iraq.  

Từ 12/2003 đến 1/2004: Giá vàng phá ngưỡng 400 USD/ounce, khi các nhà đầu tư mua vàng để bảo hiểm cho các tài sản khác. 

Tháng 11/2005: Giá vàng đột phá ngưỡng 500 USD/ounce lần đầu tiên kể từ năm 1987, khi giá vàng đôi lúc lên tới 502,97 USD/ounce. 

Ngày11/4/2006: Giá vàng đột phá ngưỡng 600 USD/ounce, khi các quĩ và các nhà đầu tư đổ tiền mua các loại hàng hóa do đồng USD yếu và những lo ngại về địa chính trị. 

Ngày 12/5/2006: Giá vàng leo lên mức 730 USD/ounce do đồng USD yếu và căng thẳng chính trị về tham vọng hạt nhân của Iran.  

Ngày 7/11/ 2007 : Giá vàng đôi lúc lên tới 845,40 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng 28 năm. 
Ngày 2/1/ 2008: Giá vàng vượt ngưỡng 850 USD/ounce.

Ngày 13/3/2008: Giá vàng giao dịch kỳ hạn vượt ngưỡng 1.000 USD/ounce trên thị trường giao dịch kỳ hạn Mỹ.

Ngày 17/3/2008: Giá vàng đôi lúc lên tới 1.033,80 USD/ounce.  

Ngày 17/9/2008: Giá vàng tăng thêm 90 USD/ounce, mức tăng kỷ lục trong vòng một ngày, khi các nhà đầu tư tìm kiếm bến cảng an toàn trước tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính. 

Ngày 24/4/2009: Trung Quốc thông báo tăng dự trữ vàng tới 75% kể từ năm 2003 và đang dự trữ tới 1.054 tấn vàng.
 
Ngày 1/12/2009: Giá vàng vượt ngưỡng 1.200 USD/ounce lần đầu tiên, giữa lúc đồng USD bị mất giá.  

Ngày 3/12/2009: Giá vàng lập kỷ lục 1.226,10 USD/ounce do đồng USD yếu và các ngân hàng trung ương quyết định đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ. 
 
Ngày 11/5/2010: Giá vàng lập kỷ lục trên 1.230 USD/ounce do lo ngại về nợ công ở Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone).  

Ngày 21/6/2010: Giá vàng lập kỷ lục 1.264,90 USD/ounce do những lo ngại về bất ổn trên các thị trường tài chính, nợ công và đồng USD yếu. 

Ngày 14/9/2010: Giá vàng lập kỷ lục 1.274,75 USD/ounce khi thị trường phản ứng về triển vọng kinh tế thế giới ảm đạm. 

Ngày 27/9/2010: Lần đầu tiên, giá vàng đôi khi vượt ngưỡng 1.300 USD/ounce. 

Ngày 7/10/2010: Giá vàng lần đầu tiên lên trên 1.360 USD/ounce do lo ngại Cục dữ trữ liên bang Mỹ áp dụng các biện pháp cực đoan để duy trì lãi suất thấp.  

Ngày 13/10/2010: Giá vàng tiến gần tới mức 1.375 USD/ounce sau cuộc họp của FED báo hiệu các khoản kích thích kinh tế mới. 

Ngày 8/11/2010: Giá vàng vượt ngưỡng 1.400 USD/ounce.

Ngày 7/12/2010: Giá vàng lên tới 1.425 USD/ounce do đồn đoán về chính sách nới lỏng định lượng mới của FED.  

Ngày 1/3/2011: Giá vàng lập kỷ lục 1.434,65 USD/ounce do biểu tình ở Tunisia và Ai Cập lan ra khắp Trung Đông và Bắc Phi.  

Ngày 7/3/2011: Giá vàng leo lên mức 1.444,40 USD/ounce – mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi.  

Ngày 24/3/2011: Việc Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates từ chức đã khiến cho tình trạng nợ công ở  Eurozone trở thành tâm điểm chú ý và đẩy giá vàng lên mức 1.447 USD/ounce. 

Ngày 6/4/2011: Giá vàng lập kỷ lục 1.462,93 USD/ounce để đón trước việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nâng lãi suất cơ bản và do bạo lực leo thang ở Trung Đông và Bắc Phi.

 

Minh Bích (theo The Telegraph)// Tầm Nhìn

 

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng