Việt nam và nhu cầu vàng toàn cầu năm 2010
Năm 2010 tiếp tục là năm thành công đối với những người nắm giữ vàng. Người dân Việt Nam mua trang sức và đầu tư vàng miếng không chỉ bởi họ có tình yêu với vàng (dùng làm đồ trang sức, tặng nhau trong các dịp đặc biệt …), mà còn bởi vàng được xem như một trong những công cụ đầu tư cất giữ tài sản để phòng tránh rủi ro lạm phát tăng cao.
Theo như số liệu chúng tôi có được từ GFMS và WGC, năm 2010 chúng ta tiếp tục được xếp trong tốp các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhu cầu cao về vàng. Với mức tiêu thụ về đồ trang sức: 14.4 tấn và mức tiêu thụ vàng miếng, thỏi: 67 tấn, tổng cộng mức tiêu thụ là 81.4 tấn tăng 11.4% so với mức 73.3 tấn năm 2009.
Trở lại với nhu cầu vàng toàn cầu năm 2010, như chúng ta biết mức cầu kim loại này vẫn cao ở các lĩnh vực: đồ trang sức, đầu tư và công nghệ. Tổng mức tiêu thụ đạt 3.812 tấn tăng 9% so với năm 2009 nhưng về mặt giá trị đã đạt 150 tỷ USD tăng 37.4% do giá vàng đã tăng cao hơn.

Như vậy, qua biểu đồ chúng ta thấy được nhu cầu vàng năm 2010 gia tăng mạnh trong lĩnh vực đồ trang sức, trong khi nhu cầu đầu tư vàng thỏi, miếng và nhu cầu dành cho công nghệ chỉ đạt mức tăng nhỏ về lượng. Sự gia tăng nhu cầu này được dẫn dắt bởi các quốc gia châu á mới nổi, mà đặc biệt là ấn độ và trung quốc, nơi có dân số đông và đời sống đang cải thiện mạnh.

Biểu đồ trên cho thấy nhu cầu về đồ trang sức tăng mạnh đặc biêt tại Ấn độ. Riêng Việt nam chúng ta nhu cầu về đồ trang sức năm 2010 lại giảm so với năm 2009 nhưng nhu cầu về đầu tư vàng miếng lại tăng.
Về phía cung thì lần đầu tiên trong vòng 21 năm qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới mua ròng. Sở dĩ thế giới xếp khu vực này ở bên cung bởi vì trong suốt các năm từ 1989 đến 2007 các ngân hàng trung ương đều bán ròng với mức 400-500 tấn mỗi năm. Con số này sang đến năm 2008 đã sụt gần một nửa và còn lại mức gần 30 tấn năm 2009. Sang đến năm 2010, thì họ chuyển sang mua ròng 87 tỷ. Điều này dễ dàng giải thích bởi các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia trên thế giới đang thay đổi quan điểm về dự trữ.

Như vậy, chúng tôi thấy rằng nhu cầu vàng trên thế giới trong các năm tới sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao bởi nó đến từ các nền kinh tế mới nổi, nơi chiếm đông dân số với mức sống đang cải thiện và cũng là nơi mà tình yêu với vàng là vĩnh cửu. Trong khi đó sức ép lên cung cũng là đáng kể khi các ngân hàng trung ương quay lại xu thế chuyển sang mua ròng và không được xem như nguồn cung vàng như các năm trước.
CTCP Đầu tư và Tư vấn VFP
(Vfp)
Các tin mới hơn:
Các tin đã đưa: