Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Sao náo loạn thế, giá vàng ơi?

Chắc chắn mấy ngày qua, câu chuyện mà giới truyền thông gọi là "điên loạn” của giá vàng đã trở nên nóng hổi, thời sự hơn bất cứ chuyện gì khác. Từ công sở đến quán trà, từ nhà đến chợ, người ta cứ lao xao bàn tán về tốc độ phi mã của "giá vàng”.

Người dân, công chức, trí thức, chuyên gia... mặc sức bàng hoàng về đỉnh điểm của đợt tăng giá mới này. Hơn 2 triệu đồng, thậm chí hơn nữa, trên đơn vị một lượng vàng so với giá thế giới, đó đương nhiên là điều bất thường. Nhưng sự bất thường ấy đến từ đâu, lại có quá ít người biết. Và cứ thế lao đến tiệm vàng, như một thứ "tâm lý bầy đàn” mua vàng vào nhằm tạo "vịnh tránh bão”. Và thực ra, giải pháp cổ điển "tránh bão” bằng "găm” vàng này, dẫu an toàn nhưng liệu có vô tình tiếp tay cho một kịch bản đã được dự báo trước của giới đầu cơ? Nói thẳng ra, thông tin chưa nhiều mà lại tạo ra những điều điên đảo, đương nhiên rồi sẽ hứng chịu rủi ro.

Không bàn cụ thể đến sự lên xuống, trồi sụt của giá vàng trong những khoảng thời gian rất ngắn, giới phân tích khẳng định thị trường vàng trong nước đang mất ổn định và trở nên rối loạn. Vàng trong nước liên tục bị điều chỉnh giá. So với những thời điểm vàng tăng giá khác, nguồn cung vàng đang thấp hơn cầu, giá mua sát giá bán với biên độ chỉ từ 1-2% bán lẻ khiến thị trường xấu đi. Cùng với đó, chính sách quản lý chưa chặt chẽ nên vàng vật chất bị thu gom xuất khẩu nhiều nên đã cạn kiệt. Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương - chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phân tích: "Những bất ổn của thị trường tài chính - tiền tệ đã khiến giá vàng thế giới có sự biến động tăng/giảm với biên độ lớn. Tại Việt Nam, có thêm nguyên nhân là tâm lý của người dân bị tác động quá mức, môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, tỷ lệ lạm phát còn cao. Giá vàng trong nước biến động đã ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, nhiều người dân bị thiệt hại khi chạy theo giá vàng...”.

Trả lời phóng vấn báo Sài Gòn Giải phóng, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong khẳng định, thời điểm hiện tại hoạt động đầu cơ là có. Ông Phong nói, hiện tượng giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/lượng là bởi vàng nhập khẩu về không đáp ứng kịp nguồn cung cho thị trường và cộng thêm hiện tượng khan hiếm "giả” do giới đầu cơ gây nên. Đồng thời TS. Phong cũng chỉ ra tác động tiêu cực đầu tiên đối với thị trường Việt Nam mà chúng ta nhận thấy dễ dàng là việc doanh nghiệp Việt Nam vừa xuất khẩu giá thấp song lại quay lại nhập khẩu giá cao, kế đó là nhu cầu thu ngoại tệ gia tăng gây áp lực lên tỷ giá hối đoái.

Hiện thời, giá vàng thế giới tiếp tục tăng, tâm lý đám đông trở nên hoang mang, mọi người đua nhau quay lại mua vàng với giá cao hơn mức bán ra. Cơ hội cho giới đầu cơ kiếm chênh lệch giá ngay tại thị trường trong nước xuất hiện. Mặt khác, khi lợi nhuận nhìn thấy trước mắt quá hấp dẫn, hoạt động nhập khẩu lậu vàng cũng sẽ gia tăng, tạo ra hiện tượng gom ngoại tệ ngoài "chợ đen”, mất trật tự trên thị trường ngoại tệ tự do vừa lắng xuống thì nay đứng trước nguy cơ phải đối mặt. Cần khẳng định rằng về vấn đề lạm phát, rõ ràng là vàng không tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nhưng do tâm lý tích trữ vàng nên các doanh nghiệp và người bán hàng trong xã hội cứ nhìn thấy vàng lên là họ tăng giá bán hàng, do họ kỳ vọng vào lạm phát. Yếu tố tâm lý ở đây là rất lớn. Mà một khi những vấn đề kinh tế nhạy cảm như kinh doanh (gom hoặc găm) vàng, lại hoàn toàn bị động bởi yếu tố tâm lý đám đông, chắc chắn "Rồi bao người sẽ "đứt”. Chỉ vì mày, vàng ơi”!

Chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi tân Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đưa ra thông điệp "sẽ cho nhập khẩu vàng”, chiều qua 9-8 đã có không ít hồ sơ được trình lên đề nghị cho nhập khẩu vàng làm giảm cơn sốt đang điên đảo. Nhưng cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ phải cân nhắc kỹ bởi nếu cho nhập vàng sẽ gây áp lực lên tỷ giá và nhập siêu. Trong mấy ngày gần đây, giá USD và giá vàng gần như song hành với nhau về tốc độ tăng. Đầu tháng 8, tỷ giá ở mức 20.610 VND/USD thì đến ngày 9-8 đã tăng lên đến 20.810 VND/USD. Nhập siêu trong tháng 7 vừa qua đã giảm nhưng chưa bền vững, bởi kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với nhập khẩu là do xuất vàng.

Nay nếu lại cho nhập vàng, có khả năng nhập siêu sẽ tăng trở lại - đe dọa mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đang theo đuổi. Hơn nữa, trong nhiều năm qua, cứ mỗi lần giá vàng có biến động lớn, dường như cơ quan điều hành chính sách chỉ sử dụng phương thức cấp giấy phép nhập vàng để hạ nhiệt thị trường, mà chưa có giải pháp căn cơ nào khác. Mặc dù xác định vàng bị đầu cơ, làm giá để trục lợi, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa "chỉ tận tay, day tận trán” ai làm giá?

Đã đành là nên có những giải pháp tức thời, trước mắt nhằm bình ổn thị trường. Nhưng nếu xét về lâu dài, mang tầm chiến lược, mà cứ bị động thế này mãi, dân ta sẽ còn chịu nhiều hơn nữa những thiệt hại, rủi ro!
 

( Báo Đại Đoàn Kết)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng