Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Cho vàng miếng "thêm chân để chạy"

Những tiêu chuẩn đưa ra về sản xuất, kinh doanh vàng miếng trong dự thảo Nghị định quản lý kinh doanh vàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trình Chính phủ mới đây đang khiến dư luận lo ngại về thế độc quyền trên thị trường vàng nếu được thông qua.
 
Sau nhiều lần đưa ra dự thảo về nghị định quản lý vàng gây “bất an” cho dư luận, dự thảo nghị định lần này tiếp tục gây không ít tranh cãi.

Chỉ có SJC đạt chuẩn?

Một trong những nguyên nhân gây bất ổn trên thị trường vàng, theo như dự thảo nói trên, là do vàng miếng SJC chiếm thị phần lớn (trên 90%) đã tạo lợi thế độc quyền tự nhiên, dẫn đến mỗi khi giá vàng "nhảy múa", tình trạng khan hiếm vàng SJC làm cho thị trường biến động mạnh hơn. Thế nhưng, khi đưa ra những biện pháp và tiêu chí để quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất vàng miếng, dự thảo lại ra những yêu cầu “ngặt nghèo”: có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên; có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng miếng; đặc biệt là chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất.
 

Thị trường vàng miếng trong nước liệu có bình ổn trước những quy định gây tranh cãi. Ảnh: Như Ý.


Chiếu theo tiêu chí này thì dường như chỉ có mỗi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là đáp ứng. ”Hiện nay, nếu nói về thị phần sản xuất thì vàng miếng SJC chiếm đến 90%, nếu không muốn nói là cao hơn”, ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng kinh doanh SJC, thừa nhận. Một số đơn vị có sản xuất vàng miếng cho biết: ‘Nghị định mà đưa ra tiêu chí như thế này thì chỉ duy nhất SJC là... đạt chuẩn thôi!”.

Càng dễ thao túng giá

Để giảm số lượng 12.000doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng hiện nay, dự thảo cũng đưa ra những tiêu chí ‘khó nuốt” khác. Theo đó, doanh nghiệp muốn được cấp phép kinh doanh vàng miếng phải có số thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên và vốn cũng phải trên 100 tỷ đồng.

Anh Tuấn, chủ một đơn vị kinh doanh vàng ở đường Hai Bà Trưng (quận 1, TP HCM), nói: ‘Tôi thấy dự thảo thật phi lý, địa bàn nào tốt thì người ta khảo sát, mở chi nhánh chứ sao lại yêu cầu có ít nhất 3 chi nhánh ở 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? Theo tôi, đây không phải là cách để hạn chế lưu thông của vàng miếng mà càng giúp vàng miếng ‘thêm chân để chạy”.

Đáng nói hơn, nhiều ngân hàng tham gia bán vàng, kinh doanh vàng và một số doanh nghiệp lớn cũng ‘kêu trời” về việc phải đạt số thuế trên 500 triệu đồng trong 2 năm liên tiếp mới cho kinh doanh vàng miếng. ‘Ngay cả một đơn vị kinh doanh vàng lớn nếu không có hoạt động xuất, nhập khẩu cũng khó đáp ứng được tiêu chí này”, Phó tổng giám đốc của một ngân hàng bình luận. Cũng theo vị này, điều này dễ dẫn đến nguồn cung vàng miếng hạn hẹp, thị trường tập trung vào một số ít các doanh nghiệp nên càng... rối.

Khi đơn vị sản xuất chỉ còn độc tôn và đơn vị ‘phân phối” chỉ là nhóm của một số doanh nghiệp đại gia, thị trường vàng miếng theo như dự thảo này đưa ra, lại được tiếp thêm các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt... ‘Nguyên tắc chung là thuế được tính cho người tiêu dùng, thuế nào cũng được doanh nghiệp tính vào giá bán, nên nếu dự thảo thông qua, chắc chắn giá vàng trong nước còn chênh lệch lớn hơn so với giá thế giới”, một chuyên gia kinh tế nhận định. Như vậy, mục đích bình ổn thị trường, để vàng trong nước ‘thông” với thế giới sẽ khó thực hiện nếu dự thảo vẫn đậm tính chất có lợi cho một số doanh nghiệp như hiện nay.
 
Đưa SJC thành thương hiệu quốc gia do NHNN quản lý?

Trả lời về ‘thế độc quyền” của SJC nếu như chiếu theo dự thảo nghị định của NHNN, đại diện SJC cho rằng, nếu khi đã để SJC ‘một mình một ngựa” thì NHNN tất nhiên sẽ quản lý thương hiệu. Lúc này, thương hiệuSJC là thương hiệu quốc gia chứ không phải của doanh nghiệp nữa. Bởi theo vị này, dự thảo nghị định cũng ghi rõ việc sản xuất vàng miếng được thực hiện theo hạn mức do NHNN cấp từng lần.
 
(Theo ĐV)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng