Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

"Cuộc chơi" với vàng: Lợi đơn, thiệt kép

Giá vàng trong nước ngày 11.8 lại nhích lên 44,95 – 45 triệu đồng/lượng mua vào và 45,45 – 45,50 triệu đồng/lượng bán ra do giá vàng thế giới trong phiên ngày 10.8 đã có lúc vượt mốc 1.800USD/ounce.

Tính đến thời điểm cuối ngày hôm qua (11.8) theo giờ VN khi giá vàng thế giới ở mức 1.777,30 – 1.778,30USD/ounce mua vào và bán ra thì giá vàng trong nước lại cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 900.000 đồng/lượng.

1 tấn vàng lỗ 9 triệu USD

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 7, nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 408,64 triệu USD. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, con số XK trong cả tháng 7 của nhóm mặt hàng này sẽ đạt 800 triệu USD và lũy kế 7 tháng sẽ đạt 2.004 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ 2010. Tính trung bình từ đầu năm tới nay, giá XK của các DN là 1.500USD/ounce. Như vậy, con số 2.004 triệu USD trên tương đương với 41,55 tấn vàng. Như vậy, tính trung bình mỗi tấn vàng XK chỉ thu được 48,2 triệu USD.

Trong ngày 9.8, để “cắt cơn sốt” vàng đã lên tới đỉnh điểm, NHNN đã cho phép một số đầu mối được phép NK 5 tấn vàng (và dự kiến có thể thêm 5 tấn nữa). Giả sử DN nhập vào ở mức giá trung bình của hai phiên ngày 9 và 10.8 với 1.780USD/ounce thì 5 tấn vàng sẽ có giá 286,1 triệu USD. Như vậy, mỗi tấn vàng NK sẽ có giá 57,2 triệu USD. Như vậy, nếu so sánh giá 1 tấn vàng XK với 1 tấn NK hiện nay, chúng ta phải bù lỗ ròng là 9 triệu USD. Nếu nhập đủ 5 tấn vàng, số tiền bù lỗ là 45 triệu USD. Còn nếu nhập cả 10 tấn như NHNN dự kiến cho phép thì số bù lỗ lên tới 90 triệu USD.

Cơn sốt mới tạm lắng

Hiện chưa có DN nào cho biết đã nhập chưa và nhập bao nhiêu. Các thông tin chỉ là các DN đang xem xét để tính toán thời điểm NK có lợi nhất. Vì hạn ngạch được kéo dài tới hết tháng 8, nên DN có nhiều thời gian để lựa chọn thời điểm tùy theo tình hình giá vàng thế giới. Nhưng với việc giá vàng liên tục phá hết mốc này tới mốc khác thì trong ngắn hạn, khó có thể khẳng định giá có thể giảm về mức thấp có lợi cho các DN VN NK.

Đã có ý kiến từ phía DN kinh doanh cho rằng, giữa vàng và USD chỉ là sự luân chuyển dòng tiền từ vàng thành USD rồi lại thành vàng... Do đó, cần dẹp bỏ tâm lý mất USD mới có thể cân đối được thị trường. Ý kiến này có lý khi cho rằng đấy chỉ là sự luân chuyển của dòng tiền vì vàng có tính thanh khoản rất cao.

Tuy nhiên, nếu giữ quan điểm để cân đối thị trường mà chúng ta cứ XK giá thấp rồi lại mua vào giá cao thì không hợp lý. Bởi tiền bỏ ra NK là tiền thực, và khi NK ở thời điểm này chúng ta đã lỗ thực và lỗ lớn. Khi các DN XK chỉ bị tính thuế 10% đối với vàng nguyên liệu hàm lượng trên 99% và vàng đã gia công có hàm lượng trên 80% (vừa được điều chỉnh từ ngày 6.8).

Các DN này thu về được ngoại tệ nhưng cũng không nằm trong danh sách các đối tượng bị bắt buộc phải bán lại ngoại tệ cho NH theo quy định của NHNN. Khi XK, các DN cũng hưởng lãi lớn khi thu gom trong dân với giá thấp hơn giá XK. Người dân khi đó bán vàng cho DN XK mới chỉ bán với giá thấp, nhưng khi mua lại thì mua với giá cao. Nếu mua đi bán lại theo hình thức lướt sóng thì độ chênh lệch giữa giá mua – giá bán họ phải gánh chịu cũng là quá cao (mà sự chênh lệch này không cơ quan nào quy định mà DN tự quyết định). Như vậy, đối tượng gánh rủi ro và gánh thiệt hại là phần đông người dân.

Trao đổi về vấn đề này, một chuyên gia lâu năm trong ngành kinh doanh vàng nhận xét, vai trò của cơ quan quản lý quá mờ nhạt trong cơn sốt vàng vừa qua. Chỉ khi cơn sốt lên đỉnh điểm mới đưa ra thông tin vàng bị làm giá và khuyến cáo người dân. Và dường như các DN cũng “bắt bài” được bước đi của NHNN khi ngay chiều hôm trước họ lên tiếng xin nhập thì ngay hôm sau NHNN, cho cấp phép.

“NHNN cũng có cái khó, nếu không cho nhập vàng thì có thể thị trường còn loạn nữa. Nhưng để thị trường bị làm giá tới mức ấy mà cơ quan quản lý mới lên tiếng thì chưa kịp thời. Mà các biện pháp cũng chưa triệt để” - chuyên gia này nói.

Theo cách ví von của chuyên gia này, nếu chỉ cắt cơn như cho nhập mấy tấn vàng để ổn định tâm lý thì chỉ làm cho thị trường giống như núi lửa ngừng phun trào trong ngắn hạn. Nếu yếu tố giá vàng thế giới còn tiếp tục tăng thì khó có thể khẳng định thị trường trong nước không bị lợi dụng làm giá lần nữa.    

(Báo Lao Động)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng