Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Độc quyền, độc lợi trong kinh doanh vàng?

Phải lấy “quan điểm”, nhu cầu của người dân làm gốc. Càng tăng quyền lực cho các NHTM, như trong dự thảo quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà NHNN vừa đưa ra, thì càng tạo điều kiện để “ngân hàng thương mại độc quyền, độc lợi”.

Ông Vũ Mạnh Hải - chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh vàng đã nhấn mạnh điều này khi đề xuất, NHNN cần phải quan tâm đến việc quản lý thị trường vàng ở khía cạnh xuất nhập khẩu hơn là quá coi trọng việc quản lý lưu thông vàng của người dân.

Ông Nguyễn Trung Anh, Phó tổng giám đốc Công ty vàng Vina tỏ ý quan ngại, nếu dự thảo quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà NHNN vừa đưa ra được thực thi sẽ bóp méo thị trường và sinh ra cơ chế độc quyền trong kinh doanh vàng miếng. Dự thảo này chỉ tốt cho doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng miếng, còn giao dịch nói chung không khác nhiều so với hiện nay.

Tuy nhiên, việc quản lý vàng so với hiện nay sẽ khó khăn hơn, vì các công ty lớn được cấp phép sẽ sinh ra độc quyền. Thị trường sẽ phổ biến hàng loạt loại vàng miếng, không thể quản lý. Trong khi đó, do được cấp phép, các công ty lớn sẽ xuất nhập khẩu và bán với giá không phù hợp với giá thị trường. Như thế giá vàng sẽ méo đi, càng khó quản lý. Và lúc này lợi nhuận, thị trường sẽ nằm trong tay doanh nghiệp lớn.

Để quản lý thị trường vàng tốt hơn, ông Trung Anh cho rằng, cần quản lý theo kiểu chứng chỉ vàng (vàng giấy). Theo đó, các công ty hiện nay vẫn được phép kinh doanh vàng bình thường, nhưng là kinh doanh chứng chỉ do NHNN ban hành. Việc dập vàng miếng hay không chỉ duy nhất NHNN được phép làm. Người dân và doanh nghiệp được mua bán vàng nhưng là mua bán vàng miếng. Khi có nhu cầu đổi chứng chỉ đó ra vàng thật thì có thể đến NHNN để đổi, nhưng chỉ được đổi với mục đích chế tác. Còn người dân muốn đổi chứng chỉ để lấy vàng thật thì chỉ được phép lấy vàng nguyên liệu (vàng hạt hay vàng kg). Nếu phải giữ cả một khối to, người dân cũng sẽ chẳng giữ làm gì, họ chỉ giữ chứng chỉ hoặc mua nữ trang để đeo. Như vậy, dòng tiền từ vàng vừa đi vào lưu thông được, mà thị trường sẽ dễ quản lý.

Ông Đinh Nho Bảng, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, dự thảo quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà NHNN vừa đưa ra, còn nặng về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trang sức. Điều đó đi ngược với xu hướng của thị trường, cũng như của thế giới. Bởi vàng trang sức thực ra chỉ là hàng tiêu dùng đơn thuần, không mang tính chất tiền tệ, mà chính là hàng hóa. Do đó, vấn đề quản lý đối với vàng nữ trang cần thông thoáng, thay vì quy định quá chặt chẽ như nội dung đưa ra trong Dự thảo.

Một là, để nữ trang trở thành sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường trong nước. Hai là, tạo điều kiện và cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài. Thực tế, ở các nước lân cận, chẳng hạn như Thái Lan, xuất khẩu nữ trang hàng năm mang về 3 tỷ USD mỗi năm.

Chính vì thế, Việt Nam không nên quá nặng nề đối với quản lý hoạt động vàng nữ trang, mà chỉ cần điều chỉnh bằng chính sách thuế. Ngược lại, nếu quản lý quá chặt chẽ sẽ nảy sinh những vấn đề tiêu cực khác, chẳng hạn như công ăn việc làm của ngành kim hoàn nói riêng và hoạt động của nghề kim hoàn nói chung sẽ bị mai một. Bên cạnh đó, nếu quản lý quá chặt thì thị trường nữ trang Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài, do hàng hóa trong nước bị quản lý chặt, giá thành bị đội lên, DN sẽ không mặn mà với sản xuất, sẽ tạo cơ hội cho hàng ngoại tràn vào thị trường nội địa.

Trong khi đó, nếu chiếu theo quy định được đưa ra tại dự thảo, khi có nhu cầu sản xuất vàng nữ trang thì DN phải có giấy phép nhập khẩu nguyên liệu, đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận sản xuất vàng trang sức và cuối cùng là phải có giấy chứng nhận cửa hàng bán vàng trang sức. Như vậy, một sản phẩm vàng trang sức muốn ra được thị trường phải qua 4 giấy phép. Điều đó không cần thiết. Cần tạo điều kiện để ngành kim hoàn phát triển, từ đó có thể tạo thêm công ăn việc làm cho những người thợ kim hoàn và nhiều lao động khác.

Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam vừa gửi công văn đến Ngân hàng Nhà nước góp ý về dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong đó yêu cầu giảm nhẹ các quy định đối với hoạt động sản xuất, gia công vàng nữ trang.

Theo văn bản góp ý, hiệp hội nhận xét: “Hiệp hội thấy rằng dự thảo nghị định chưa thể hiện được sự khuyến khích đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ để tạo ra giá trị thặng dư, đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển các làng nghề kim hoàn, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời góp phần ổn định kinh tế vĩ mô theo nguyên tắc chung của dự thảo nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ”.

Theo dự thảo nghị định, một sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phải có năm giấy phép hoặc giấy chứng nhận, đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ, giấy phép xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Theo Hiệp hội kinh doanh vàng, “như vậy là chưa quán triệt được tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và loại bỏ giấy phép con không cần thiết”.

Trên thực tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ không tác động tiêu cực đến chính sách tiền tệ và cũng không thuộc đối tượng bị hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trái lại, nếu được khuyến khích sản xuất kinh doanh và xuất khẩu thì sẽ góp phần cải thiện cán cân thương mại và kiềm chế lạm phát. Hơn nữa, theo thông lệ quốc tế, không có quốc gia nào hạn chế phát triển hoạt động này, theo Hiệp hội kinh doanh vàng.

Bản góp ý đề xuất, Ngân hàng Nhà nước cần tách riêng quy định sản xuất và gia công vàng trang sức, mỹ nghệ.

Đối với hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, theo đề xuất của hiệp hội, không cần thiết phải thành lập doanh nghiệp và không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước như dự thảo, nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các hộ gia đình tham gia hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho các doanh nghiệp. Hiện nay trên cả nước có hàng chục ngàn hộ cá thể, nhất là ở các làng nghề kim hoàn đang thực hiện gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho các doanh nghiệp, và hoàn toàn không tham gia sản xuất kinh doanh các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ trên thị trường.

(Tamnhin)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng