Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Năm tới, vàng có còn “sóng lớn”?

Với diễn biến sôi động của thị trường vàng năm 2010, các chuyên gia cũng như các nhà đầu tư đều dự đoán một thị trường vàng không kém “dậy sóng” trong năm 2011. Thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục lập thêm những kỷ lục mới.

Thị trường vàng 2011: Tiếp tục “dậy sóng” ?

Với diễn biến sôi động của thị trường vàng năm 2010, các chuyên gia cũng như các nhà đầu tư đều dự đoán một thị trường vàng không kém “dậy sóng” trong năm 2011. Thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục lập thêm những kỷ lục mới. Theo báo cáo của BNP Paribas hồi cuối tháng 11/2010, giá vàng trong năm tới có khả năng sẽ tăng lên 1.500USD/ounce.

Khảo sát của Bloomberg thực hiện với 29 chuyên gia cũng cho kết quả tương tự. Ông Dan Brebner - chuyên gia phân tích tại Deutsche Bank (Luân Đôn, Anh) - người dự báo chính xác nhất về thị trường vàng trong năm 2010 thì cho rằng giá vàng có thể lên mức 1.550 USD/ounce.

Nguyên nhân chung của việc tăng giá vàng mà các chuyên gia và các nhà kinh tế đưa ra là do tâm lý lo ngại về nợ công ở châu Âu, sự bất ổn về vai trò của USD trong hệ thống tiền tệ quốc tế, lạm phát có chiều hướng gia tăng tại các quốc gia châu Á, nhất là Trung Quốc, tình hình chính trị của nhiều nước trên thế giới bất ổn, và đặc biệt là tính thanh khoản dồi dào của vàng.

Ông Eugen Weinberg, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Commerzbank AG tại Frankfurt, nhận xét: “Cho dù nền kinh tế có được khôi phục hay đi xuống thì người mua vẫn gia nhập thị trường vàng. Kinh tế tăng trưởng khả quan thì nhu cầu về vàng trang sức tăng, còn nếu kinh tế phát triển kém, người ta sẽ tìm đến vàng như một công cụ đầu tư an toàn”.

Giá vàng tại Việt Nam, theo các chuyên gia và các doanh nghiệp kinh doanh vàng, sẽ vẫn tăng theo đà tăng của thế giới. Khả năng giá vàng lên tới 39 - 40 triệu đồng/lượng sẽ không có gì là đáng ngạc nhiên với họ. Ông Đinh Nho Bảng, Tổng thư ký, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nhận định: “Theo tôi, giá vàng thế giới năm tới có thể còn tăng tới 1.700 - 1.900 USD/ounce. Giá vàng Việt Nam cũng sẽ theo đà đó. Nguyên nhân phần lớn là do lạm phát và chiến tranh. Ngoài ra, giá vàng trong nước cũng còn chịu ảnh hưởng của các chính sách do Nhà nước ban hành. Vì vậy, sẽ có một số thời điểm giá vàng trong nước sẽ cao hoặc thấp hơn giá vàng thế giới. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chờ đợi một mức giá đầy hấp dẫn trong năm tới”. Ông Trần Quốc Quýnh, Cố vấn cao cấp Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, còn đoan chắc: “Giá vàng năm tới nhất định sẽ tăng, thậm chí tăng cao. Ngoài những nguyên nhân chung như giá vàng thế giới tăng, có thể thấy, sự khó khăn của các kênh đầu tư khác như chứng khoán hay bất động sản cũng khiến người dân tìm tới vàng, vì thế vàng luôn hấp dẫn và chỉ có tăng chứ khó giảm. Đối với thị trường trong nước, nếu vàng không được tự do xuất nhập, giá vàng sẽ vẫn tiếp tục chênh lệch so với thế giới”.

Với các nhà đầu tư vàng, họ đều đang mong chờ một thị trường vàng sôi động trong năm tới, không chỉ tăng mà còn có những “đợt sóng” sôi động như đã từng xảy ra trong năm 2010.

Bình ổn: Khó!

Trái ngược với những dự đoán trên, các cơ quan lý và hoạch định chính sách rất mong có được một thị trường vàng ít biết động. Câu hỏi làm thế nào để bình ổn giá vàng hẳn đã làm đau đầu những nhà làm chính sách bấy lâu nay. Bằng chứng là chính sách xuất nhập khẩu vàng liên tục thay đổi theo các thời kỳ trong một vài năm vừa qua nhằm đối phó với tình hình biến động của thị trường. Mới đây nhất là Thông tư 184 do Bộ Tài chính ban hành, từ 1/1/2011 áp dụng mức thuế suất 10% với vàng xuất khẩu.

Nhiều người cho rằng, bình ổn giá vàng nghĩa là làm thế nào để giá vàng trong nước đi sát với giá vàng thế giới và khoảng cách chênh lệch giá hẹp đi. Theo ông Đinh Nho Bảng, giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới sẽ luôn có độ chênh, bởi thị trường vàng Việt Nam có đặc thù khác với thị trường vàng thế giới. “Vàng ở Việt Nam là vàng vật chất, vàng thế giới là vàng tài khoản. Giá vàng vật chất sẽ cao hơn giá vàng tài khoản vì vàng vật chất còn phải có chi phí gia công, bảo hiểm, bảo quản… Hơn nữa, giá vàng trong nước còn chịu ảnh hưởng của các chính sách của nhà nước cũng như cán cân cung cầu của thị trường”, ông Bảng phân tích.

Ông Phạm Hải Âu, Phó giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý thì bình luận: “Hiện vàng đang bị xem là “tội đồ” gây nên sự bất ổn đối với thị trường, và trong thời gian qua thị trường vàng đã nhận được sự quan tâm sát sao của các cơ quan nhà nước. Lẽ dĩ nhiên, mối quan tâm này cũng đã ảnh hưởng tới giá vàng trong nước, khiến giá vàng biến động mạnh”.

Ngay khi Thông tư 184 vừa được ban hành, giá vàng trong nước đã dịu hơn. Tuy nhiên, động thái này cũng đã khiến không ít các doanh nghiệp phải “lên tiếng”.                     

Ông Jame Haminton, Phó Chủ tịch Olympus Pacific Minerals - Công ty niêm yết chứng khoán tại Canada - nhà đầu tư liên doanh khai thác hai mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam cho hay, hiện mỗi năm công ty ông xuất khẩu 1,5 tấn vàng nguyên liệu, đã đóng thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 100 tỷ đồng và thuế tài nguyên với thuế suất 15% của doanh thu. Nếu từ ngày 1/1/2011 công ty phải đóng thêm thuế xuất khẩu vàng với thuế suất 10% thì e rằng khó mà tồn tại được, và 1.200 lao động ở công ty này sẽ mất việc làm. Còn đối với ngành chế tác trong nước thì sao ? Theo ông Đinh Nho Bảng, với chính sách thuế này, tình hình kinh doanh của ngành vàng trang sức trong nước (vốn đã khó cạnh tranh với các nước trong khu vực) và các làng nghề chế tác sẽ còn khó khăn hơn. Ông Bảng cho rằng, cần khuyến khích phát triển ngành vàng trang sức trong nước, bởi trong khu vực, vàng vật chất chủ yếu là vàng trang sức chứ không phải vàng miếng như ở Việt Nam. “Vàng trang sức là kết tinh của lao động. Vì thế định hướng lâu dài là nên hình thành thị trường vàng trang sức để bảo đảm tính hội nhập”, ông Bảng khuyến nghị.

Cả ông Bảng và ông Quýnh đều cho rằng, áp dụng mức thuế suất 10% đối với vàng xuất khẩu tức đồng nghĩa với việc khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu vàng. Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường ngoại hối vì ngoại tệ sẽ chảy ra ngoài.

Trong bối cảnh chính sách thay đổi liên tục, để kinh doanh hiệu quả, ông Phạm Hải Âu khuyên các doanh nghiệp kinh doanh vàng “phải tăng cường công tác quản lý rủi ro”

(Doanh Nhân)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng