Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

“Nhóm lợi ích” đằng sau thiệt hại 20 triệu đôla vàng

Với mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, có khi đến 2 triệu đồng/lượng, những “nhóm lợi ích”, những đường dây vàng sẽ thu được lợi nhuận rất lớn.

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh đã nhấn mạnh điều này trao đổi về tình hình cơn bão vàng hiện nay.

Lý giải tình trạng giá vàng SJC lên 46,3 triệu đồng một lượng, đắt hơn thế giới gần 2 triệu đồng mà người ta vẫn bảo nhau rút tiền tiết kiệm để mua, các doanh nghiệp có uy tín và ngay cả Ngân hàng Nhà nước đều khẳng định các “nhóm lợi ích”, các thế lực đầu cơ đã thao túng đẩy giá tăng nhanh hơn thế giới. Số đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà chủ yếu là các bà nội trợ, các cụ về hưu và dân văn phòng lương ba cọc ba đồng, đều tin giá vàng còn lên cao hơn theo diễn biến thế giới và lạm phát tăng cao trong nước. Tranh thủ tâm lý kỳ vọng này, các “nhóm lợi ích”,  giới đầu cơ đã dùng kỹ thuật bẫy giá để kích thích nhu cầu mua gom, đồng thời tạo dư địa lợi nhuận khổng lồ khi nhập vàng theo đường tiểu ngạch.

TS Lê Đăng Doanh cho biết, buôn lậu vàng vì vậy diễn ra rất sôi động, có năm lên đến 20 tấn. Tại sao lại không thể kiểm soát được lượng vàng lớn như vậy? Ai cũng biết là muốn buôn lậu vàng phải có ngoại tệ và tổ chức cả đường dây.

Ông Vũ Minh Châu – Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc và đá quý Bảo Tín Minh Châu cho rằng, sự thao túng của nhóm lợi ích, một số tập đoàn tài chính (TĐTC) và doanh nghiệp vàng (DNV) đang đẩy kinh doanh vàng cũng như thị trường vàng hiện nay vào khủng hoảng trầm trọng.

Ông Vũ Minh Châu nêu rõ, khi giá vàng vênh, một số nhóm lợi ích gồm các TĐTC và DNV này tham gia vào thị trường vàng, họ “tung” tiền ra thu gom vàng khiến vàng vật chất trở nên khan hiếm, vì thế giá vàng tăng đột biến.

Khi giá vàng giảm, họ lại “xả” vàng ra bán phá giá nhằm chốt lời khiến các doanh nghiệp vàng phải bán hạ giá theo nên lỗ rất nhiều. Việc này gây thua lỗ rất nhiều cho nhiều doanh nghiệp vàng và người dân khi cần tiền phải bán vàng với giá thấp.

Những bất cập trong cơ chế điều hành xuất khẩu vàng đã khiến các “nhóm lợi ích”, các thế lực đầu cơ được dịp hoành hành. Trong khi nhập khẩu bị hạn chế bởi cơ chế hạn ngạch khắt khe một năm cấp đôi lần thì cửa xuất khẩu lại gần như bỏ ngỏ. Về mặt hình thức, vàng nguyên liệu bị cấm xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể xuất nữ trang trá hình và hưởng thuế suất 0%.

Thành tích xuất khẩu 30 tấn vàng để thu về hơn 1,2 tỷ USD trong gần 7 tháng đầu năm và giúp làm đẹp cán cân thương mại, giờ đây không chỉ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, mà còn có thể làm thất thoát hàng chục triệu đôla khi Nhà nước phải cho nhập khẩu trở lại để bình ổn thị trường.

Theo tính toán của ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu nhập 5 tấn vàng về ngay lúc này, khoản lỗ dự tính là 20 triệu đôla. Và để nhập lại toàn bộ 30 tấn đã xuất đi, thiệt hại lớn hơn thế 6 lần (tức là 120 triệu đôla).

Trong những lần "sốt" giá vàng trong nước thời gian qua, ngoài nguyên nhân tăng theo giá vàng thế giới, còn có một thực tế là nguồn cung trong nước khan hiếm, và tình trạng đầu cơ, làm giá để trục lợi của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, doanh số ngoại tệ do xuất khẩu vàng và kim loại quý lên tới gần 2 tỷ USD, riêng xuất khẩu vàng khoảng 1,3 tỷ USD do giá thế giới cao hơn trong nước.

Theo các chuyên gia, cơ chế hiện nay, vàng xuất khẩu đi thì dễ nhưng nhập về phải có giấy phép của NHNN đã làm cho cung cầu và giá cả vàng trong nước gần như tách biệt với thế giới trong những thời điểm thị trường khó khăn nhất. Và hệ quả là giá vàng trong nước không chỉ "sốt" theo giá thế giới mà còn tăng hơn giá thế giới 2-2,5 triệu đồng/lượng.

Với cơ chế hiện nay, khi giá vàng thế giới đột ngột tăng cao, nhiều tổ chức kinh doanh vàng dù không muốn nhưng "buộc phải làm giá", bởi lẽ do nguồn cung khan hiếm nên khi bán ra một lượng vàng nhất định ở thời điểm sốt doanh nghiệp khó có thể mua lại ở thời gian sau đó với mức giá tương đương. Vì thế, họ buộc phải đẩy giá lên mức cao hơn giá thế giới để dự phòng khả năng có thể mua lại với mức giá đã bán ra.

Từ đầu năm đến nay, trước tình trạng "chảy máu" vàng, đã có nhiều ý kiến cho rằng NHNN nên tích cực mua vàng để bình ổn thị trường khi cần thiết. Tuy nhiên, mặc cho vàng cứ xuất đi, còn ứng xử của nhà điều hành là chờ doanh nghiệp xuất khẩu vàng bán lại ngoại tệ cho mình. Vì thế, đến khi nguồn cung bị hạn chế, NHNN gần như trở tay không kịp. Hệ quả là thị trường đã trở nên hỗn loạn trước sự "nhảy múa" bất thường của giá vàng...

(Tamnhin)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng