Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Quản lý vàng miếng: Khó tránh hai giá!

 “Tôi không kỳ vọng sẽ xóa hoàn toàn thị trường tự do, chỉ mong giá vàng tự do và chính thức sít lại mức gần nhau nhất”.

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chia sẻ ý kiến xung quanh quyết định của Chính phủ về việc quản lý thị trường vàng miếng nề nếp hơn.

Chính sách không rõ, chưa chắc đã thực hiện được

Quyết định của Chính phủ đưa vàng miếng vào quản lý nền nếp, theo ông, vì sao vậy?

Vàng miếng có giá trị tiền thật, thận chí trong tình hình hiện nay, nó còn quý hơn cả đô la. Vàng miếng được xem như là thước đo giá trị, có chức năng thanh toán và dự trữ.

Vì vậy, nếu để cho các cửa hàng mua vào - bán ra tự do, thì mỗi cửa hàng đó sẽ như một ngân hàng. Một đất nước mà có nhiều nơi phát hành và lưu thông thì không ai kiểm soát được giá cả. Vì giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền đưa ra và đưa vào.

Do đó, việc quản lý này là rất đúng đắn. Còn tính khả thi đến đâu? Nếu có chính sách cụ thể, tạo nhận thức tốt, tuyên truyền để mọi người hiểu thì khả thi.

Còn nếu chính sách không rõ ràng, người dân hiểu không minh bạch thì chưa chắc đã thực hiện được.

Trước kia chúng ta cũng đã từng cấm kinh doanh vàng miếng, nhưng sau đó thì thị trường tự do vẫn hoạt động?

Trước đây là do chúng ta thực hiện không đồng bộ. Khi đưa ra quyết định, muốn quản lý được thì phải tạo điều kiện và môi trường cho những đối tượng có nhu cầu thực sự. Tức là “thắt chỗ này thì phải mở chỗ khác”.

Chứ nếu cấm là cấm hẳn thì khi dân tình cần mua hoặc bán thì giao dịch ở đâu? Tôi nói khả thi vì lần này chúng ta thực hiện không phải chỉ là mệnh lệnh hành chính, mà theo thị trường, nếu thấy không phù hợp chỗ nào thì sẽ chỉnh sửa cho phù hợp.

Mục đích là chống những người gây rối, lợi dụng làm sai pháp luật, gây rủi ro trên thị trường vàng. Còn dân giữ nếu muốn mua vàng tích trữ hoặc bán ra thì vẫn được giải quyết.

Lỗi do chúng ta?

Vậy lộ trình sẽ như thế nào là phù hợp trong điều kiện của VN hiện nay, thưa ông?

Phải làm từng bước xây dựng một quy chế, có quyết định riêng, sau đó mới cấm dần. Đối với loại kinh doanh vàng miếng của các cửa hàng vàng thì xóa.

Các địa điểm giao dịch không chỉ riêng các ngân hàng do NHNN chỉ định, mà cả một số cửa hàng vàng bạc được phép kinh doanh vàng miếng. Các cửa hàng này phải được cấp phép hẳn hoi, không được găm giữ, tự ý tăng giá.

Khi bán vàng thì các cửa hàng này phải bán cho nhà nước, vàng đó phải được kiểm tra và chứng nhận về mặt chất lượng. Việc cấp phép phải được làm rất chặt chẽ.

Đặc biệt, phải tuyên truyền, chủ trương, chính sách một cách đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng để người dân hiểu đúng bản chất của quy định. Từ đó, họ sẽ tự nguyện bán vàng cho nhà nước.

Theo ông, để thị trường vàng tự do phát triển như thời gian vừa qua, là do lỗi ở đâu?


Lỗi không phải do chính sách, mà vì chúng ta không thực hiện được hoặc làm không đến nơi đến chốn. Thí dụ kinh doanh trái phép vàng, giấy phép cấp một đằng, kinh doanh một nẻo. Nếu phát hiện, kiểm tra nghiêm thì sẽ không có hiện tượng này.

Còn chính sách đưa ra có thể có những chỗ không phù hợp, mình phải sửa. Xã hội nào cũng thế muốn công bằng và có sức mạnh thì phải có luật pháp, và luật pháp phải đứng về phía dân.

Giá bán theo thị trường

Vậy khi bán vàng, giá vàng sẽ được tính như thế nào, thưa ông?


Theo đúng giá thị trường. Tức là giá thế giới cộng thêm với các chi phí (vận chuyển, khai thác,…). Giá này người dân bình thường nếu theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng thì cũng có thể tính ra được. Quan trọng nhất vẫn là giá phải minh bạch.

Hiện nay, việc mua – bán vàng miếng của người dân vẫn chủ yếu là mua của công ty nào, rồi ra bán tại công ty đó, chất lượng vàng vì thế được xác định cũng rất đơn giản (thường có ghi luôn lên trên miếng vàng). Vậy, nhà nước tới đây sẽ xác định giá trị cũng như chất lượng của các loại vàng người dân đem bán như thế nào?

Nhà nước sẽ kiểm định chất lượng vàng. Nếu đúng như chất lượng ghi trên giấy thì người dân được hưởng với mức giá đó. Còn nếu là vàng giả hoặc kém chất lượng thì sẽ xử lý đơn vị bán vàng đó cho dân, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.

Vàng “hai giá”, không thể xóa được!

Có ý kiến cho rằng, quy định quản lý vàng này sẽ dẫn đến tình trạng vàng “hai giá”?


Có thể có hai giá nhưng sẽ sít lại gần nhau nếu quản lý tốt. Còn tồn tại hai giá thì chịu thôi. Trừ khi chúng ta cấm tiệt không cho lưu hành vàng. Nếu khoảng cách hai giá này càng lớn thì sự lợi dụng phân phối lợi nhuận cũng tăng theo, một số đối tượng sẽ làm giàu rất nhanh và niềm tin của đại đa số dân sẽ giảm sút.

Tôi không kỳ vọng sẽ xóa hoàn toàn thị trường tự do, chỉ mong giá tự do và chính thức sít lại mức gần nhau nhất.

(bee)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng