Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Quản lý vàng, USD: Tránh các “khoảng tối”

Các chính sách hay chủ trương liên quan đến "cấm" hay "xóa bỏ" kinh doanh vàng miếng cũng cần có các nghiên cứu thận trọng về các khả nănggây tác động đến đời sống doanh nghiệp và người dân cũng như các quy luật tự nhiên của thị trường.

Tờ Financial Times vừa đưa tin các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu cả trăm tấn vàng trang sức sang Thụy Sĩ để đúc chảy làm vàng thỏi, thu về hàng tỷ USD nhằm đối phó với lệnh cấm xuất khẩu vàng miếng trong khoảng 2 năm trở lại đây.

Điều này phản ánh một nghịch lý có thể hiểu được phần nào là khi vàng thế giới có giá cao, doanh nghiệp Việt Nam sẳn sàng bán vàng, kể cả vàng trang sức, để thu lợi theo quy luật cung cầu, dù rằng ai cũng thấy khó hiểu là vàng trang sức là vàng đã qua chế tác thành trang sức, tốn công và tốn của để làm, nhưng nay lại bán để nấu chảy và đúc thành vàng thỏi!

Mặt khác, có thể họ đã lách luật bằng việc chuyển vàng miếng, vàng nguyên liệu thành "vàng trang sức", dù có tốn thêm công sức, để được phép xuất khẩu, né các quy định cấm xuất khẩu vàng miếng của Nhà nước!

Tới đây có thể thấy định nghĩa "thế nào là vàng miếng" và thế nào là "vàng trang sức" đã được các doanh nghiệp hóa giải dễ dàng.

Các chính sách hay chủ trương liên quan đến "cấm" hay "xóa bỏ" kinh doanh vàng miếng cũng cần có các nghiên cứu thận trọng về các khả năng gây tác động đến đời sống doanh nghiệp và người dân cũng như các quy luật tự nhiên của thị trường. Đây là vấn đề hiệu quả của chính sách công lên nền kinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế thị trường.

10 câu hỏi lớn

Một số câu hỏi đặt ra đối với các nhà quản lý và thực thi chính sách dưới đây có thể phản ánh một phần các băn khoăn của doanh nghiệp và người dân:

1. Cấm hay hạn chế kinh doanh vàng miếng có làm phát sinh thị trường kinh doanh vàng nhẫn và vàng nữ trang khác? Giá vàng nhẫn, vàng "chỉ" hay "khâu" có tăng lên và đóng vai trò thay thế vàng miếng trong giao dịch như thập kỷ 80? Vàng được xem là nguyên nhân hay hệ quả của lạm pháp hiện nay?

2. Siết chặt kinh doanh mua bán ngoại tệ "chợ đen" hay vàng miếng tại tiệm vàng có khiến các chợ hay tiệm này rút vào hoạt động bí mật và khó lường, khó kiểm soát hơn? Nhà nước sẽ phải tốn thêm chi phí duy trì cho bộ máy công chức, như công an, quản lý thị trường ..v..v. chỉ nhằm kiểm soát việc mua bán chợ đen này gây lãng phí nguồn lực quốc gia?

3. Giá vàng miếng, nếu giảm, có làm giảm được lạm phát? Nếu người dân sợ vàng miếng giảm giá, bán lấy tiền gửi ngân hàng, VND lên giá nhưng có chạy vào sản xuất kinh doanh và tạo ra giá trị gia tăng? Hay người dân lại tiếp tục trú ẩn vào bất động sản hay các tài sản hàng hóa có giá trị đảm bảo khác?

4. Giá USD nếu giảm (tiền VND lên giá) có giảm được lạm phát? Có đo lường được khối lượng giao dịch USD ở thị trường "chợ đen" hàng ngày? Lượng giao dịch này chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm so với khối lượng giao dịch chính thức qua ngân hàng? Nếu tỷ lệ chỉ là 10-20% thì có gây tác động nhiều lên tỷ giá? Chợ đen USD có phải là tác nhân gây lạm phát?

5. Siết chặt nguồn vốn đầu tư hay cung tiền ở mức 19% hoặc 20% có làm giảm được lạm phát? Nếu tiền không phải do in thêm ra, không phải tăng cung tiền do phát hành thêm giấy bạc thì có cần phải lo sợ con số 20%, 30% hay 40% tiền vốn tự có trong dân dùng cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn? Đầu tư hiệu quả thì có gì phải lo sợ gây lạm phát?

6. Nếu tiền vốn trong dân được huy động nhiều vào ngân hàng do lãi suất huy động cao, nhưng lãi suất cho vay rất cao (18-20%) như hiện nay khiến ít doanh nghiệp hay người dân dám đi vay, có làm đình trệ nền kinh tế? Có gây rủi ro về lâu dài cho hệ thống ngân hàng?

7. Nền kinh tế đình trệ do các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngưng hoặc giảm hoạt động có làm khan hiếm hàng hóa lâu dài, từ đó tạo vòng xoáy lạm phát kép? Điều đó sẽ tác động ra sao đến tỷ lệ thất nghiệp vì doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lao động và công ăn việc làm lớn nhất và chủ yếu của đất nước?

8. Vậy có thể nói giữ lãi suất cao là một yếu tố gây lạm phát? Nền kinh tế thừa tiền trong hệ thống ngân hàng, sổ tiết kiệm và tiền vốn nằm trong bất động sản nhưng thiếu tiền cho sản xuất kinh doanh lâu dài sẽ ra sao?

9. Lạm phát cao là do đâu? Do chính sách tiền tệ hay tài khóa? Do tác nhân bên ngoài hay bên trong quốc gia là chủ yếu? Có thể lượng hóa được không?

10. Nếu thực thi các nhóm giải pháp của Chính phủ như Nghị quyết 11 thì có nhìn thấy trước hay dự báo được một số kết quả cụ thể thông qua các chỉ tiêu cụ thể của kinh tế vĩ mô trong năm 2011?
Giá vàng, USD và Euro tăng mạnh: Ảnh VHH

Quản lý ngoại tệ: Cần tránh các "khoảng tối"

Mới đây, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về quản lý ngoại tệ ngày 7/4, rằng sắp tới sẽ triển khai đồng loạt các giải pháp quản lý chặt chẽ ngoại tệ, ngoại hối. Đây là những nỗ lực đáng trân trọng của Chính phủ, thông qua các giải pháp thị trường và hành chính, để điều tiết nền kinh tế, chống lạm phát cao, bình ổn kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, cân đối ngân sách quốc gia, xây dựng chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp với nhu cầu phát triển mới của đất nước.

Việc quản lý ngoại hối chặt chữ và chủ động hơn là tín hiệu tích cực cho thấy Chính phủ sẽ đặc biệt tập trung chống việc "nền kinh tế bị đô-la hóa" hay phụ thuộc vào thanh toán hay niêm yết bằng ngoại tệ. Đây là điều nên làm và lẽ ra nên làm từ lâu.

Vấn đề là làm từ đâu và như thế nào?


Việc thống nhất niêm yết giá hàng hóa và dịch vụ bằng tiền đồng trên cả nước sẽ góp phần nâng cao vai trò của đồng nội tệ VND và do đó các giải pháp xử phạt hành chính thích đáng là nên làm.

Việc khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi hơn cho người dân sử dụng thẻ tín dụng khi đi công tác ra nước ngoài sẽ làm cho quy định về mức ngoại tệ có thể mang theo và phải khai báo là 5.000USD hay 7.000USD sẽ không có nhiều ý nghĩa. Ví dụ: ngân hàng liên quan đến thẻ tín dụng thanh toán khi đi nước ngoài sẽ thu phí rẻ và hợp lý hơn, cách tính tỷ giá có lợi cho người dân khi dùng thẻ tín dụng, thẻ ít bị trục trặc hơn, được chấp nhận và kết nối rộng rãi trên thế giới ..v.v.

Việc "kết hối" hay các ngân hàng thu mua ngoại tệ và bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân cần theo nguyên tắc công bằng, hợp lý. Các chính sách cần công khai, minh bạch nhằm tránh các "khoảng tối" mà một số cá nhân hay đơn vị có thể vận dụng trục lợi. Cần nghiên cứu thành lập một cơ quan tương tự như "trọng tài kinh tế" để phân xử các bất đồng, bất bình đẳng trong chính sách và thực thi chính sách hay hợp đồng vay vốn hoặc mua bán giữa ngân hàng và doanh nghiệp hay cá nhân người dân trong giao dịch với ngân hàng.

Bảo lãnh vay nợ nước ngoài cho các doanh nghiệp nhà nước, về lâu dài, cần hạn chế dần về số lĩnh vực, quy mô và số lượng dự án vay. Đây cũng là việc cắt giảm đầu tư công đối với các dự án kém hiệu quả. Có thể mời các chuyên gia tư vấn và phản biện độc lập hay chuyên gia giám sát dự án độc lập báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Cần có các nghiên cứu đánh giá và rút kinh nghiệm các bài học về hiệu quả vay vốn cho dự án trong quá khứ để làm tốt hơn cho giai đoạn hiện nay.

Chủ trương giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm của tổ chức tín dụng sẽ giúp các tổ chức tín dụng chủ động hơn trong hoạch định và cân đối nguồn vốn và trạng thái tài chính doanh nghiệp.

Việc tăng cường quản lý vàng miếng hay kiểm soát và hạn chế kinh doanh vàng miếng của các cơ sở kinh doanh hiện tại nên lấy ý kiến thêm của các chuyên gia và người dân vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân.

Các quy định về trần lãi suất USD hay VND hay tăng/giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng cần theo các thông lệ quốc tế. Nếu các điều chỉnh luôn được đưa ra liên tục, khó dự báo, khó dự đoán và thiếu nhất quán sẽ gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong lập kế hoạch vay và cho vay. Về lâu dài vẫn cần các giải pháp có tính thị trường hơn là "phi thị trường" hay can thiệp hành chính.

Cho phép các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mua tới 20% cổ phiếu ngân hàng thương mại trong nước có thể sẽ khiến thị trường ngân hàng hấp dẫn hơn, cạnh tranh cao hơn, các ngân hàng nội địa sẽ có cơ hội tiếp cận các phương thức quản lý hiện đại hơn từ các cổ đông chiến lược là các ngân hàng nước ngoài.

(vef)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng