Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Thị trường vàng Việt Nam đi về đâu?

Vào trung tuần tháng 10.2010, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục mới 1.379,1$/oune, tăng 22% so với đầu năm, vàng trở thành danh mục tài sản đặc biệt, không chỉ các ngân hàng trung ương mà các quỹ đầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm.

Những diễn biến quan trọng


Giá vàng tăng chủ yếu là do mối quan ngại về tính bất ổn của thị trường tài chính nói chung, đặc biệt là đà phục hồi kinh tế bị chững lại từ quý III/2010 ở một số khu vực, kéo theo nó là nguy cơ của một cuộc chiến tiền tệ đang lan rộng. Hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ, EU và Nhật Bản. Các quốc gia này đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Tiếp tục kích thích kinh tế để phục hồi trong khi những vấn đề nợ công và lạm phát đang hiện hữu. Tuy nhiên yếu tố trực tiếp và ngắn hạn ảnh hưởng đến giá vàng vẫn là sự yếu đi của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác.

Diễn biến đáng lưu ý nhất trong tuần qua là việc cơ quan tiền tệ Singapore tăng giá đồng tiền nước mình như là nỗ lực đầu tiên làm giảm căng thẳng tiền tệ trên thế giới. Một số đồng tiền chủ chốt khác của Châu Á cũng đã tăng giá so với đồng USD. Đặc biệt, Trung Quốc ngày 19.10 đã tăng lãi suất huy động và cho vay thêm 25 điểm phần trăm. Động thái này đã làm cho đồng Nhân dân tệ tăng giá chút ít, góp phần tháo ngòi nổ chiến tranh tiền tệ, mà nước này bị Mỹ và phương Tây cáo buộc đã làm mất cân bằng tiền tệ và thương mại quốc tế.

Việc định giá đúng cho đồng nhân dân tệ sẽ làm tăng sức mua của thị trường nội địa Trung Quốc, giảm sức ép cạnh tranh bằng hàng hoá giá rẻ của nước này trên thị trường quốc tế, có thể tạo ra cân bằng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc cho rằng nền kinh tế của họ chưa sẵn sàng đối phó với tình trạng giảm xuất khẩu, tăng tiêu dùng nội địa, mặc dù một vài bước đi ban đầu đã được thực hiện thông qua việc tăng chi tiêu cho y tế, phúc lợi xã hội.

Những diễn biến nói trên đã làm đồng USD tăng giá trở lại vào cuối tuần qua so với các đồng tiền khác, trừ Yên Nhật. Đồng USD tăng giá đã làm thị trường vàng tạm thời hạ nhiệt. Giá vàng giao dịch trong những phiên cuối tuần chỉ ở quanh mức 1325,8$/oune, giảm 3,85% so với cuối tuần trước đó. Tuy nhiên, vào đầu tuần này đồng USD giảm giá trở lại và giá vàng cũng nhanh chóng quay về xu thế tăng giá dài hạn. Giá vàng đầu tuần đã được giao dịch ở mức 1335,6 -1340$/oune và duy trì khá vững quanh mức này.

Việt Nam đang bị "vàng hoá"?


Tại thị trường Việt Nam, nhìn chung giá vàng cũng biến động theo giá thế giới (đôi lúc cao hơn chút ít do hạn chế NK theo chế độ quota). Sau một tuần giảm nhẹ, đến ngày 25.10 giá vàng đã tăng lên và giao dịch quanh mức 32.890 đến 32.960 triệu đồng/lượng. Xu thế này có thể còn được duy trì trong những ngày tới. Điều đáng lưu ý là theo số liệu thống kê của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), lượng vàng dự trữ của Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm qua và đạt mức cao nhất 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP của Việt Nam cùng thời điểm. Điều này khiến cho Việt Nam trở thành thị trường vàng lớn thứ năm thế giới và giá vàng Việt Nam biến động mạnh cũng có thể ảnh hưởng nhất định đến giá vàng thế giới. Cũng cần phải nói thêm rằng 4 quốc gia còn lại có dự trữ vàng lớn nhất cũng chỉ có tổng trị giá khoảng 1,8% - 2% GDP. Nói cách khác, Việt Nam ngoài việc bị USD hóa, hiện đang bị “vàng hóa” nghiêm trọng.

Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Ảnh hưởng trực tiếp nhất có thể kể đến là khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính ngày càng xấu đi, do tỉ lệ tiết kiệm bằng vàng (để dành) tăng lên thay vì tiết kiệm qua hệ thống NH. Mặt khác, với lượng vàng cất trữ gia tăng nhanh chóng cũng khiến cho thị trường ngoại tệ tự do bành trướng mạnh mẽ. Tình trạng USD hóa không chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi trong hệ thống NH mà còn bằng một khối lượng ngoại tệ rất lớn đang lưu hành ngoài hệ thống tài chính. Đồng thời, với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây cũng giải thích vì sao “sai sót” trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam lên tới 12,8 tỉ USD năm 2009 song song với việc suy giảm dự trữ ngoại tệ. Ngoài ra, với tỉ trọng vàng trên GDP rất lớn nói trên cũng cho thấy với tổng phương tiện thanh toán không kể vàng (M2) thì số nhân tiền tệ theo tính toán của các chuyên gia khoảng 4,8, trong khi nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ còn 2,0. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởi khối lượng vàng và thị trường vàng đang bành trướng đáng lo ngại hiện nay.

Rõ ràng vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Vì vậy, việc quản lý thị trường vàng, vấn đề vàng hóa và USD hóa cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn để có chiến lược và chính sách hợp lý, chứ không thể chỉ dựa vào quota hoặc cấm đoán như hiện nay. Phải coi vàng như một ngoại tệ, như một dòng vốn để xây dựng cơ chế quản lý giám sát hữu hiệu theo nguyên tắc thị trường và có thể khai thác thị trường này nhằm tăng thêm nguồn vốn cho nền kinh tế có lẽ là tư duy chính sách đúng đắn, trái lại nếu hạn chế, cấm đoán bằng hành chính chẳng những không mấy tác dụng khi quy mô thị trường đã rất lớn, mà còn tạo ra các giao dịch ngầm không thể kiểm soát được, nhất là trong bối cảnh giá vàng thế giới còn diễn biến rất phức tạp.

Lê Xuân Nghĩa
Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Việt Nam

 

(Báo Lao Động)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng