Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Thói quen dự trữ vàng của người dân khó thay đổi?

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố kể từ 1/5/2011 chấm dứt việc huy động và cho vay vàng của các tổ chức tín dụng đã đẩy lãi suất huy động vàng xuống nhanh chóng, có ngân hàng xuống mức 0,1%, có ngân hàng ngừng huy động...

Tuy nhiên, trên thị trường thời gian qua, người dân vẫn tiếp tục mua vàng nhiều hơn lượng bán ra. “Chính sách của Nhà nước sẽ không làm cho người dân chuyển sang tiền để dự trữ mà họ vẫn sẽ dự trữ vàng”. Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong trong cuộc trao đổi với Tamnhin.net về vấn đề này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Thưa ông, việc cấm huy động và cho vay vàng được dự báo sẽ làm gia tăng hoạt động đầu cơ buôn bán lậu vàng và còn có thông tin sai lệch rằng Nhà nước ngăn chặn hoạt động mua bán vàng với tư cách là phương tiện dự trữ của người dân. Theo ông, làm sao khắc phục tình trạng này?


Cấm cho vay và huy động vàng mang tính chất 2 mặt, vừa phù hợp với tình thế, vừa phù hợp xu hướng chung của thế giới.

Lệnh cấm này có lợi ở chỗ giảm thiểu các phương tiện thanh toán với tư cách là tiền tệ trong nền kinh tế, tức là chỉ còn thanh toán bằng đồng Việt Nam. Còn vấn đề dự trữ thì Nhà nước không cấm. Trong xu hướng các đồng tiền trên thế giới điều chỉnh và giảm giá, rõ ràng dự trữ vàng là khôn ngoan nhất, cả về cấp vĩ mô lẫn vi mô.

Còn huy động và kinh doanh vàng miếng với tư cách là của ngân hàng thì càng không nên. Bất kỳ một ngân hàng nào huy động, lãi suất không thể cao, khi chuyển thành tiền cho vay lại càng không thể cao được. Vì không thể vượt quá 20–22 % như hiện nay, trong khi đó, chỉ trong năm ngoái, vàng tăng 30%. Cho nên, các hoạt động kinh doanh vàng dứt khoát lỗ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng, thậm chí có thể tạo vòng xoáy đổ vỡ.

Nếu hiểu không đúng, hoặc làm quá mức, nó trở thành hiện tượng ngăn chặn hoạt động mua bán vàng với tư cách là phương tiện dự trữ của người dân. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ buôn bán lậu vàng. Tất nhiên, cũng có phân biệt dự trữ bằng vàng miếng và dự trữ bằng vàng nhẫn trơn, nhưng xét cho cùng thì vẫn gần như nhau.

Chính phủ nên khắc phục tình trạng này bằng cách có trung tâm buôn bán vàng, kể cả vàng miếng, vàng nhẫn trơn với tư cách là cung cấp nguồn dự trữ cho người dân, kể cả cho doanh nghiệp. Các hoạt động khác thanh toán bằng tiền đồng.

Người ta vẫn nói rằng, lượng vàng trong dân sẽ bị đứng im?

Ở đây, tôi muốn nói đến hai khía cạnh có thể phân biệt rõ:

Ví dụ, người ta đang nói đến 500 tấn vàng trong dân, có những người dân chỉ dùng dự trữ, nghĩa là dù có cho phép huy động hay không huy động thì người dân vẫn không bung ra. Họ chỉ dùng để tích trữ, không kinh doanh. Chưa hẳn việc cấm huy động vàng mà khiến họ đổi ra tiền.

Trường hợp này ta phải loại ra, không tính đến nhưng chỗ này có bao nhiêu trong số 500 tấn vàng đó thì không ai biết được.

Còn những đại gia nào dùng để lướt sóng, với lãi suất như trước đây, việc gửi bằng vàng với tư cách đầu tư tài chính là không có lãi.

Còn người dân có bị thiệt hại không, thưa ông?

Về mặt lý thuyết, Chính phủ đang có nhu cầu tích trữ vàng, tích trữ ngoại tệ để tăng dự trữ quốc gia.

Cái này Trung quốc từng làm. Trước đây, trong hơn 10 năm, Trung Quốc yêu cầu tất cả các doanh nghiệp kết hối ngoại tệ bắt buộc để Nhà nước mua dự trữ. Chúng ta hiện nay ít nhiều cũng sẽ áp dụng phương pháp này. Tức là gia tăng kết hối và hạn chế mua bán vàng trên thị trường tự do để Nhà nước thu mua vào. Sau đó, anh có vàng hay có tiền thì nhà nước sẽ trả bằng tiền mặt.

Đây là quyền của Nhà nước và là quyền, lợi ích của quốc gia theo nghĩa rộng, nếu Chính phủ làm tốt. Còn với người dân, xét về mức độ nào đó, người dân có phần thiệt hại hơn do việc tăng tiền ra mua vàng, mua USD làm lạm phát tăng lên, dù muốn hay không.

Vậy 500 tấn vàng trong dân, Nhà nước nên có cách xử trí thế nào?
 
Chính sách của Nhà nước sẽ không làm cho người dân chuyển sang tiền để dự trữ mà họ vẫn sẽ dự trữ vàng. Vậy làm thế nào để khai thác, tôi rất đồng tình với quan điểm của ông Thanh Trúc - Giám đốc Công ty vàng thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ông cho rằng, NHNN sẽ là đầu mối huy động vàng, sau đó mang lượng vàng đó gửi tổ chức quốc tế đủ tin cậy để lấy USD. USD đó sẽ được dùng để kinh doanh, để cung ứng quốc tế hoặc mang về trong nước chuyển đổi thành tiền mặt để kinh doanh tiếp.

Tức là dùng vàng để bảo lãnh, vay tiền của nước ngoài, sau đó dùng tiền để kinh doanh trên thị trường thế giới và trong nước. Đây là hướng tôi cho rằng có nhiều điểm hợp lý và khả thi theo hướng không cần phải huy động vàng rồi chuyển sang tiền mặt, nếu có rủi ro lại mua vàng trả lại cho người dân. Theo đó, việc huy động vàng chỉ để thế chấp thôi, chứ không phải để kinh doanh.

Độ kinh doanh về mặt tiền ít hơn vàng, nếu có rủi ro có thể dùng USD trả, vẫn thu được vàng về.

Xin cảm ơn ông!

(Tamnhin)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng