Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Triển vọng năm 2011: Các động lực khiến giá vàng duy trì mức tăng

Phố Wall đã gọi vàng là bong bóng từ năm 2005 khi nó chạm mức 500$/ounce. Nhìn chung các phương tiện truyền  thông vẫn bi quan, thậm chí họ còn thường giật nhiều tít bài về các mức cao kỷ lục khi chúng ta tiếp tục chứng kiến giá vàng tăng gần 30% trong vòng 12 tháng vừa qua.

Thật thú vị, bất chấp giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua nó vẫn được xem là chậm hơn so với nhiều hàng hóa khác. Trong thị trường hàng hóa, trong năm 2010, vàng thậm chí còn không nằm trong tốp tăng giá phía nửa trên. Trong rổ bao gồm 14 loại hàng hóa từ nhôm tới lúa mì, vàng đã tăng 29.52% và xếp vị trí thứ 8. Palađi (Palladium) đứng vị trí đầu với mức tăng 96.6%, tiếp theo là bạc với mức tăng 83.21%. Đứng vị trí cuối cùng là khí ga tự nhiên với mức gụt giảm 21.28% và trở thành hàng hóa có mức sụt giảm mạnh nhất trong rổ.

Có hai động lực chính trong nhu cầu về vàng: Sự sợ hãi và Sự yêu thích.

Giao dịch vì sợ hãi:Giao dịch vì sợ hãi được thúc đẩy bởi tỷ lệ lãi suất thực âm – khi mà lạm phát là luôn lớn hơn tỷ lệ lãi suất thực và các mức chi tiêu thậm hụt ngân sách của chính phủ. Bất cứ khi nào mức lãi suất thực âm cộng với sự gia tăng của chi tiêu thâm hụt, vàng sẽ có khuynh hướng tăng so với đồng tiền quốc gia đó.

Ở nước Mỹ, họ đang trong giữa của thời kỳ kéo dài của lãi suất thực âm và nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục tồn tại qua năm nay. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhận thấy nếu lãi suất tăng nó sẽ là thảm họa cho sự phục hồi kinh tế.

Nhìn lại trong vòng 400 năm qua, mỗi thập kỷ thường có một cuộc khủng hoảng tiền tệ hoặc tín dụng chính, và lịch sử cho thấy, các nền kinh tế thường mất khoảng 4 năm để thoát khỏi sự co lại. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi, tuy nhiên con số về số nhà bị tịch biên vẫn gia tăng cùng với mức thấp nghiệp cao đã làm cho Fed không thể rủi ro tăng lãi suất trong thời gian sớm.


Giao dịch vì sự yêu thích: Giao dịch vì tình yêu là nhân tố quan trọng và duy nhất cho vàng. Người ta mua vàng vì sự yêu thích, ở các quốc gia mới nổi, họ có tình yêu đặc biệt với thứ kim loại này. Chúng ta coi 7 nền kinh tế mới nổi lớn nhất là E-7. Hiện tại, các nước E-7 nắm gần nửa dần số toàn cầu nhưng lại chỉ chiếm 20% GDP toàn cầu. Ngược lại, các quốc gia công nghiệp G-7 là hình ảnh phản chiều của điều này, họ chiếm 11% dân số nhưng lại kiểm soát hơn 50% kinh tế toàn cầu.

Nhưng điều đó đang thay đổi.

Chúng ta hãy thảo luận điều quan trọng để hiểu thấu tại sao thế giới ngày nay nhìn nhiều khác biệt hơn ngày hôm qua. Rất nhiều các nền kinh tế mới nổi có mức tăng trưởng GDP trung bình hơn 6% và mức thu nhập cá nhân tăng khoảng 8%. Hơn nữa, các nền kinh tế mới nổi là thị trường của 27% sức mua sắm toàn cầu.

Có một thói quen trong hầu hết các quốc gia mới nổi khi họ tặng vàng như là món quà cho bạn bè và người thân trong dịp đắm cưới, sinh nhật hay để kỷ niệm những ngày nghỉ mang tính chất tôn giáo.

Trong tháng 12, Sở giao dịch vàng Thượng Hải đã báo cáo rằng Trung quốc đã nhập khẩu tăng gấp 5 lần trong năm 2010 so với năm 2009 và đó chỉ là trong vòng 10 tháng đầu tiên của năm. Ở Ấn Độ, chi tiêu cho vàng cũng tăng 100% theo năm. (số liệu 12 tháng, tính tới tháng 9, theo báo cáo của Morgan Stanley). Còn ngân hàng trung ương Nga đã giữ trạng thái vàng tăng 7% trong năm 2010.

Điều quan trọng để nhớ là khi nhìn vào lịch sử giá vàng trong những năm 1970, Trung quốc, Ấn Độ, và Nga là những người theo chủ nghĩa tập thể với không một dấu chân trong nền kinh tế toàn cầu. Dân số toàn cầu thời điểm đó là 3 tỷ người và ngày nay chúng ta chứng kiến một sự thức giấc của những tầm vóc này.

Những quốc gia này đang tăng trưởng với các chính sách thị trường tự do và chi tiêu hạ tầng ồ ạt. Trong những năm 1970, vàng tăng là do chiến tranh lạnh và giao dịch mang tính chất sợ hãi. Còn ngày nay, vàng tăng phần lớn là có sự khác biệt và giao dịch vì sự yêu thích đã thúc đẩy giá vàng.

Nếu như chính sách Nới lỏng định lượng 2 (QE2) của Mỹ như thêm dầu để làm tăng giá vàng vào một thời điểm thì các mùa lễ hội lại là động lực thúc đẩy tiếp. Giá vàng đã tăng mạnh khi lễ hội Ramadan đến sớm, rồi đến lễ hội Diwali ở Ấn Độ và Christmas trên toàn thế giới.

(vfp)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng