Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Vàng ‘sốt’ nóng dễ lây bệnh cho tiền tệ

Đã có rất nhiều cảnh báo về những sức ép và biến động thị trường tiền tệ cuối năm đến từ tín dụng, tỷ giá và cả vàng... Và dường như, cơn sốt vàng và sự trùng lặp “tự nhiên” của tỷ giá đột ngột lên cao đã khiến cho những lo ngại đó càng thêm “nặng nề”.

Giá vàng đã vụt qua mốc 44 triệu đồng/lượng vào ngày 8/8, lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Đây bước tiếp theo của chỗi tăng giá liên tục của vàng.

Tuy nhiên, đến thời điểm này đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn khiến thị trường vàng đứng trước rủi ro cao. Trong khi vàng lên mức cao nhất thì tỷ giá cũng biến động mạnh. Lo ngại về những biến động bất thường trên thị trường tiền tệ cuối năm dường như đang đến gần.

Đua theo giá vàng, coi chừng thiệt thân!

Giao dịch vàng sôi động cả ngày đầu tuần (8/8), nhưng đến cuối buổi chiều, nhiều doanh nghiệp đánh giá, lượng vàng mua - bán tuy có tăng lên nhưng không đột biến nhiều. Đây là dấu hiệu có vẻ như hơi khác so với những lần giá lập kỳ lục trước đây.

Trong khi đó, tính toán của một chuyên gia từ Tổng công ty Vàng bạc và đá quý Agribank cho thấy, dù đến cuối giờ chiều, vàng trong nước vẫn có một khoảng cách cao hơn nhiều so với vàng thế giới. Đây là yếu tố mới trong diễn biến của chuỗi tăng giá vàng gần đây.

Chưa khẳng định được có chuyện làm giá hay không, nhưng chuyên gia này so sánh, những năm trước, mỗi khi vàng trong nước tăng cao hơn so với thế giới là có vấn đề do đầu cơ và tâm lý. Và sau đó, chỉ cần một vài thông tin đánh động, giá vùng tụt mạnh và nhiều người gặp rủi ro. Đua theo giá vàng, coi chừng thiệt thân - tít một bài báo cảnh tỉnh người "ham chơi" vàng.

Một lãnh đạo DN khác đồng tình và cũng cho rằng, vàng đang bị làm giá và  sẽ rớt xuống rất nhanh. Theo vị này, khi vàng đã lên đến 40 triệu đồng/lượng, nhiều người nhận thấy khả năng vàng còn lên giá nên đã nhảy vào mua bán kiếm lời. Nhưng, tới khi giá vàng lên đến 44 triệu thì giao dịch không có nhiều, người dân chủ yếu vẫn chủ yếu là nghe ngóng để chốt lời.

Trong khi đó, một nhà đầu tư vàng lâu năm trên thị trường lại tiết lộ chi tiết, cơ sốt giá "điên loạn" của vàng đợt này, vượt cả giá thế giới, diễn ra ngay sau khi có quyết định tăng thuế xuất khẩu vàng của nhà nước. Việc xuất khẩu nữ trang trở nên khó khăn và có thể trước mắt bị tạm ngưng. Nếu như thế, nhiều DN đã gom vàng với dự đoán giá vàng thế giới tăng lên để xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng. Họ mua vàng vào lúc 40-42 triệu và dự đoán đúng giá vàng lên và sẽ có lãi với mức thuế cũ.

Tuy nhiên, với mức thuế mới thì lãi sẽ không còn. Vì thế, liệu có khả năng lực lượng này tạo sốt, tăng giá để đẩy hàng ra?

Thậm chí, nhà đầu tư này còn nhấn mạnh, giá vàng thế giới trong ngày 8/8 không thay đổi nhiều, song giá vàng trong nước đang rất hỗn loạn. Có những thời điểm đầu giờ chiều 8/8, giá thế giới cập nhật không thay đổi nhưng giá vàng đã tăng lên rồi hạ xuống 400.000-500.000 đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy, cần phải cảnh giác khi mua bán.

Một trong những nguyên nhân được nhiều DN lý giải trước tình trạng giá vàng tăng là do khan hiếm khi lượng vàng lớn xuất đi liên tục trong nửa đầu năm nhưng nhập về ít.

Ông Vũ Minh Châu, Giám đốc Công ty Bảo Tín Minh Châu, nhận xét, tăng giá là hậu quả tất yếu xảy ra sau suốt một thời gian dài thu gom vàng để xuất khẩu thái quá trong nhiều năm Họ nâng giá mua sát với giá bán làm cho thu hẹp giữa giá mua và giá bán nhỏ chưa từng thấy. Họ đặt ra giá rất tự nhiên để họ mua được vàng dẫn đến hậu quả giá vàng đột biến cao trên 44 triệu/lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Chính vì thế, ông Châu cho rằng, sáng 8/8, người dân đã phải mua vàng với giá quá đắt, mất gần 2 triệu đồng/lượng so với giá quốc tế. Khi giá cao thì các nhà nhập khẩu sẽ nhanh chóng nhập vàng về để làm dịu cơn sốt. Cho nên, ở thời điểm này, người dân không nên vội vàng mua với giá quá đắt, nhất là khi giá ở Việt Nam đã vượt quá xa so với giá vàng thế giới. Đây là giá ảo, đây là hậu quả của việc thiếu vàng nguyên chất trong thời kỳ ngắn hạn.

Một số DN lớn khác lại khẳng định, tuy nguồn cung có bị hạn chế do xuất khẩu đi nhiều nhưng lại không được nhập về. Song, cũng không thể thiếu vàng đến mức giá cao hơn cả giá thế giới. Nguồn cung chỉ là cái cớ, tạo tâm lý để đẩy giá lên. Thậm chí, các DN cũng không thích thú với việc giá bị đẩy cao liên tục vì ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống và lợi nhuận. Chênh lệch bán mua mang lại lợi nhuận cho các DN kinh doanh vàng trước đây 1-2% thì thời điểm này chỉ còn 0,2-0,25%. Đây là chênh lệch nhỏ không đủ tạo lợi nhuận hợp lý vốn được cho là xoay quang mức trên dưới 1% đối với vàng miếng.

Nỗi lo cuối năm lại đến

Đợt tăng giá vàng kéo dài nhiều tháng qua được nhận định là hợp lý theo diễn biến của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, giá vàng đã lên đỉnh điểm và có những nhân tố gây bất ổn mới khi có dấu hiệu đầu cơ và làm giá. Trong khi đó, những tác động của việc gom vàng xuất khẩu thời gian qua đang trở thành một tác nhân lớn mà ngay cả những nhà kinh doanh lớn trong nước cũng cảm thấy e ngại.

Nhớ lại những cơn sốt trước, mỗi lần vàng bị làm giá, bị ảnh hưởng tâm lý và đầu cơ thì cơ quan quản lý phải ra tay.

Nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, người khá chặt chẽ trong việc nhập khẩu vàng cũng đã nhiều lần phải chấp nhận cho nhập khẩu để bình ổn giá dù chính ông chịu nhiều sức ép từ nhập siêu lên tỷ giá.

Ông Vũ Minh Châu cho rằng, bản thân các DN cũng muốn giá vàng ổn định, nhưng một vài DN lại không thể làm tốt. Nếu như trong 1 hoặc 2 ngày, các nhà nhập khẩu không thể nào nhập về được một lượng vàng lớn để đáp ứng thị trường, thì sẽ xảy ra hiện tượng người nào nhiều vàng thì nắm giữ thị trường và điều tiết giá. Những DN nắm giữ vàng đã tạo ra một giá vàng rất cao trong một thời điểm để bán cho người tiêu dùng.

Vào thời điểm này, nhập vàng hay không rõ ràng là một quyết định không dễ dàng của cơ quan quản lý khi đang gồng mình thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ thắt chặt và tìm cách giảm áp lực tỷ giá vào cuối năm.

Nhập vàng, trong những năm qua luôn là một quyết định khó khăn và thời điểm này, với những đòi hỏi về ổn định tỷ giá, chống nhập siêu... thì quyết định này càng trở nên khó khăn.

Nhiều DN cho biết, họ có đề xuất nhập khẩu vàng nhưng biết rằng, rất khó đề được chấp nhận trong hoàn cảnh hiện nay. Sự biến động hiện nay kéo dài sẽ thực sự là một thách thức quản lý. Đó là một rủi ro mà thì trường và cơ quan điều hành phải đối mặt trong những tháng cuối năm.

Cùng với vàng, tỷ giá đã đột biến tăng cách đây vài ngày và tiếp tục đà dâng lên trong những ngày tiếp theo. Và như một cặp bài trùng, vàng lên cũng khiến tỷ giá biến động theo.

Sau một thời gian dài xoay quanh mức 20.600 đồng/USD, ngày 8/8, tỷ giá đã lên đến mức 20.800 VND, cao nhất kể từ ngày 22/4/2011 (20.910 VND), tăng tới hơn 100 đồng so với cuối tuần qua.

Cụ thể, giá mua vào của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã lên tới 20.680 VND; tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mức giá mua vào chỉ 20.620 VND nhưng giá bán ra cũng ở mức 20.800 VND; tại Ngân hàng TMCP Á châu (ACB), mức giá mua vào chuyển khoản đã lên tới 20.700 VND.

Tỷ giá thương mại biến động trong khi tỷ giá liên ngân hàng được giữ yên trong suốt thời gian qua đã khiến những dự đoán về tỷ giá tăng do sức ép từ nhiều phía phần nào trở nên thực tế.

Tuy chưa khẳng định được xu hướng rõ ràng nhưng giá USD tăng cao cồng với những lo ngại về tín dụng USD tăng, sức ép tỷ giá do nhu cầu cuối năm... đang khiến mối lo lắng tỷ giá lớn hơn.

Diễn biến này khiến chúng ta không thể quên năm 2010 khi tỷ giá được giữ ổn định suốt gần như cả năm nhưng rồi đến cuối năm lại đột biến tăng cao và buộc phải có cháp nhân tăng tỷ giá. Khiến cho thị trường thêm một phen biến động.

Đã có rất nhiều cảnh báo về những sức ép và biến động thị trường tiền tệ cuối năm đến từ tín dụng, tỷ giá và cả vàng... Và dường như, cơn sốt vàng và sự trùng lặp "tự nhiên" của tỷ giá đột ngột lên cao đã khiến cho những lo ngại đó càng thêm "nặng nề". Tất cả điều đó đều đặt cơ quan quản lý trước nhiều vấn đề. Nhưng dù xử lý thế nào thì không dễ để thoát khỏi vòng luẩn quẩn để xử lý những biến động ngắn hạn của tỷ giá và vàng.

(Diễn đàn KTVN )

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng