Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Hoàn thiện dự thảo quản lý vàng miếng: Vẫn khó cho doanh nghiệp

Các tổ chức và cá nhân muốn thực hiện hoạt động sản xuất, gia công và mua bán đối với vàng trang sức, mỹ nghệ phải thành lập DN và phải được NHNN cấp giấy chứng nhận
Bản dự thảo cuối cùng của Nghị định kinh doanh vàng miếng vừa được Ngân hàng nhà nước (NHNN) gửi tới các bộ, ngành, DN và hiệp hội để lấy ý kiến. Một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo là giữ nguyên quyền mua của các tổ chức cá nhân. 

Theo dự thảo, quyền mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân vẫn được thừa nhận, chứ không phải giao dịch một chiều (chỉ bán mà không được mua) như ý tưởng đưa ra trước đây.

Cởi mở hơn

Song, các giao dịch này phải được thực hiện tại ngân hàng và các DN được các NHNN cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng. Việc mua bán vàng miếng với những đối tượng không có giấy phép sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Các DN và tổ chức hoạt động kinh doanh và mua bán vàng miếng phải được NHNN cấp phép theo những điều kiện nhất định.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng, việc tăng dự trữ ngoại hối cho NHNN bằng vàng miếng là chủ trương hết sức đúng đắn, nhờ đó sẽ nâng cao khả năng can thiệp ổn định thị trường của NHNN. Tuy nhiên, cũng cần đưa ra cơ chế rõ ràng hơn để NHNN phải là người mua- người bán cuối cùng phục vụ cho thanh khoản của nền kinh tế.

Ngoài quy định đối với vàng miếng, dự thảo cũng đưa ra điều kiện khá chặt chẽ đối với vàng trang sức, mỹ nghệ. Nếu theo quy định của dự thảo thì các tổ chức và cá nhân muốn thực hiện hoạt động sản xuất, gia công và mua bán phải thành lập DN và phải được NHNN cấp giấy chứng nhận. Khi xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng từ 20 kg trở lên phải được NHNN cấp phép. Việc nhập khẩu được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN.

Riêng đối với hoạt động sản xuất vàng miếng, dự thảo đưa ra hai phương án: NHNN tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho DN sản xuất. Trong trường hợp này, NHNN sẽ quy định trình tự, thủ tục và số lượng DN được sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động này.

Về hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, dự thảo theo hướng siết chặt hơn. Theo đó, DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và XK sẽ được NHNN xem xét cấp giấy phép NK. DN kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được cấp phép tạm nhập vàng để tái xuất sản phẩm.

Băn khoăn và lo ngại

Các nội dung liên quan đến sản xuất, cấp phép cũng như các tiêu chí chọn DN cho sản xuất vàng dường như sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các DN hiện nay. Tuy nhiên, dự thảo cũng tạo ra không ít băn khoăn, lo ngại cho họ. Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó tổng giám đốc Cty cổ phần vàng bạc Phú Nhuận cho biết, NHNN phải chọn thương hiệu vàng quốc gia trong trường hợp đứng ra tổ chức sản xuất bởi lẽ, hiện nay trên thị trường có tới 8 thương hiệu vàng được NHNN cấp phép. Vì vậy, theo bà Cúc việc NHNN đứng ra sản xuất sẽ đặt ra câu hỏi liệu cơ chế quản lý tập trung như thế có tạo được sự linh hoạt như yêu cầu của thị trường không. Chưa kể các tiêu chí để chọn DN được cấp phép sản xuất và kinh doanh vàng miếng vẫn chưa được làm rõ trong dự thảo.

Nếu NHNN quá “ôm đồm” trách nhiệm vào mình e rằng việc kinh doanh vàng miếng vẫn sẽ không có những tiến triển khả thi

Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Vàng bạc đá quý SJC Hà Nội cũng cho biết, NHNN có vẻ hơi vội vàng. Đơn cử, việc hình thành Sở giao dịch vàng quốc gia dù được tới 99% người ủng hộ, tuy nhiên dự thảo nghị định không thấy đề cập, hay như quy định vàng tài khoản cũng chỉ bó hẹp trong một định nghĩa rất ngắn. Đồng quan điểm trên, không ít lãnh đạo của các Cty kinh doanh vàng lo ngại, NHNN sẽ bị “quá tải” khi tập trung tất cả quyền quyết định từ vàng miếng, tới nữ trang, đến vàng nguyên liệu, rồi điều kiện kinh doanh, cơ sở vật chất. Nếu một DN muốn kinh doanh được đầy đủ vàng miếng, vàng trang sức từ sản xuất, gia công đến kinh doanh bắt buộc phải xin được 6-7 giấy phép. Muốn nhập vàng trang sức, mỹ nghệ trên 20 kg phải xin phép, trong khi đó, giá vàng liên tục biến động hàng giờ. Điều này khiến DN hết sức khó khăn và như vậy sẽ khó tạo sự liên thông giá vàng trong nước và thế giới, tạo ra minh bạch, công khai cho thị trường vàng.

Theo ông Nguyễn Thanh Trúc- Chủ tịch Hội đồng quản trị TCty vàng AgriBank, ngành công nghiệp nữ trang của VN chưa mạnh song trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nữ trang cũng góp phần mang lại một nguồn ngoại tệ lớn giúp bình ổn thị trường rất tốt. Do đó, Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát triển chứ đừng để mai một.

Có thể nói để việc kinh doanh vàng miếng đi vào thống nhất và mang lại hiệu quả cao trong giao dịch theo ý kiến của không ít các chuyên gia là cần phải có những quy định thực sự rõ ràng và dự thảo trên cần được lấy ý kiến rộng rãi, kỹ lưỡng trước khi ban hành. Cũng theo các chuyên gia, nếu NHNN quá “ôm đồm” trách nhiệm vào mình e rằng việc kinh doanh vàng miếng vẫn sẽ không có những tiến triển khả thi.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng