Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

'Nhất thiết lập sàn giao dịch vàng quốc gia'

 Từ khi các sàn giao dịch vàng tư nhân bị xóa sổ vào cuối tháng 3 năm ngoái, nhiều chuyên gia, ngân hàng đã đề xuất đến việc thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia.

Tuy nhiên, mãi cho đến khi thị trường vàng miếng trầm lắng  và sắp bị cấm giao dịch tự do như hiện nay, ý kiến đề xuất trên mới bắt đầu được các cơ quan chức năng và dư luận quan tâm.

Theo ông Đinh Nho Bảng, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), việc thành lập một sàn giao dịch vàng vào thời điểm hiện nay là yêu cầu cần thiết của thị trường và có thể là một trong những gói giải pháp toàn diện để ổn định  thị trường và hài hòa lợi ích người dân.

Ông Bảng cho biết, trước đây, có thời điểm cả nước có đến 20 sàn vàng cùng hoạt động. Nhưng sau ba năm cơ quan chức năng được Chính phủ giao soạn thảo không ban hành được một hành lang pháp lý cho hoạt động của sàn vàng nên các sàn vàng phải đóng cửa. Ở thời điểm đó, quyết định dừng chỉ là giải pháp tình thế, sàn vàng vẫn là yêu cầu cần thiết của thị trường. "Việt Nam cần có sàn vàng để phù hợp với thông lệ quốc tế, chứ không nên tách ra khỏi thông lệ này", ông Bảng nói.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc công ty Vàng bạc đá quý Agribank, cho rằng, đơn vị đã từng đề xuất việc thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia cả năm nay. Trên thế giới, rất nhiều mặt hàng được đưa lên sàn giao dịch, từ chứng khoán, đất đai, vàng bạc cho đến dầu lửa, gạo, café. Theo đó, việc thành lập một sàn vàng quốc gia tại Việt Nam về lâu dài là cần thiết. Nhưng sàn vàng này phải có cả giao dịch bán buôn và bán lẻ. Bán lẻ sẽ là chuỗi cửa hàng có cấp phép, có tổ chức thay vì để rải rác và tự phát như hiện nay. Việc lập ra sàn giao dịch vàng sẽ mang lại lợi ích tích cực cho nhiều phía, từ cơ quan quản lý cho tới người dân, nhà đầu tư. Về mặt quản lý Nhà nước, thông qua giao dịch vàng tài khoản, Nhà nước có thể giám sát và quản lý được lượng vốn tham gia đầu tư vào vàng cũng như thuế thu nhập, luồng vốn đầu tư... Người dân và nhà đầu tư thì được mua bán một cách minh bạch và rõ ràng, lợi ích của họ được bảo đảm theo luật.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Quản lý kinh tế Trung ương, cho hay, nếu như nền kinh tế tác động tới chỉ số của chứng khoán thì với giá vàng lại ngược lại. Giá vàng ở Việt Nam và trên thế giới tác động mạnh không những tới nền kinh tế mà còn tới các vấn đề chính trị xã hội. Thế nên việc quản lý thị trường vàng cũng không thể theo hướng một chiều, duy ý chí, không quản lý được thì dẹp hẳn.

“Vậy nên cần lập sàn giao dịch vàng quốc gia trong thời điểm hiện nay. Hiện trữ lượng vàng trong dân theo ước tính lên tới gần 500 tấn, nhu cầu mua bán vàng của người Việt Nam còn rất lớn. Do đó nếu Nhà nước không đáp ứng nhu cầu trên bằng cách này thì người ta lại luồn lách bằng cách khác. Thế nên giải pháp thành lập một Sở giao dịch vàng hay sàn vàng quốc gia được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước là giải pháp kịp thời trước khi xóa bỏ hẳn giao dịch vàng miếng tự do. Vì nó thỏa mãn nhu cầu kinh doanh vàng của người dân, nhà đầu tư, các doanh nghiệp và ngân hàng. Điều quan trọng hơn, giá vàng được quản lý qua sàn sẽ biến động tương đương theo giá thế giới, không bị đẩy lên hay hạ xuống “vô tội vạ” như trước đây bới các đầu mối kinh doanh và các tổ chức đầu cơ. Hoạt động đầu tư, ăn lời chỉ dựa trên nền tảng chênh lệch giá mua bán, nên thị trường vàng sẽ không bị “méo mó”, ông Doanh nói.

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn tại Hà Nội cho rằng, vàng là một trong những hàng hóa để bảo tồn tài sản của dân. Thậm chí nhiều người còn thích trữ vàng hơn là đất bởi vì đất đai thì sẽ có lúc Nhà nước thu hồi làm đất công. Thế nhưng, theo lộ trình quản lý vàng hiện nay của Chính phủ, thì sắp tới người dân chỉ được bán vàng chứ không được mua. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ lập ra các đại lý giao dịch vàng để mua vàng của dân chứ không bán lại cho dân. Làm gì có kiểu giao dịch một chiều như vậy. Như thế những người cần vàng họ biết mua ở đâu.

Dù không phản đối việc thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia khi vàng miếng bị xóa bỏ kinh doanh trên thị trường tự do, song vị phó tổng giám đốc của doanh nghiệp này vẫn băn khoăn, một điều quan trọng là vàng giao dịch qua sàn là vàng vật chất hay vàng tài khoản như các sàn giao dịch vàng trước đây. Không như chứng khoán kén người chơi, vàng là kênh đầu tư mà đa số người dân Việt Nam đều dùng đến, ngay cả người nghèo cũng có 1 – 2 chỉ vàng “dắt lưng” để phòng thân. Thế nên nếu sàn giao dịch vàng quốc gia chọn vàng tài khoản làm hình thức giao dịch thì chỉ một bộ phận người dân có thể tham gia, còn đa số sẽ gặp khó khăn nếu có nhu cầu. Hơn nữa, khi lập sàn giao dịch vàng, theo kiến nghị ban đầu, là sẽ đặt tại 2 địa điểm Hà Nội và TP HCM, cơ chế giống sàn giao dịch chứng khoán. Như vậy, người dân ở các tỉnh thành, quận huyện khác, khi muốn giao dịch sẽ rất bất tiện, nếu không có các “đại lý nhận lệnh” nằm phân bố ở các địa phương (như các tiệm vàng đặt tại các tỉnh, thành phố và quận huyện hiện nay).

(Báo Đất Việt)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng