Sắm giáp mới tung hoành cùng chiến mã
Tin kinh tế Việt Nam và thế giới
www.tinkinhte.com Mạng thông tin chăm sóc sức khỏe
www.tinsuckhoe.com Thời trang cho người thành đạt
www.thienquang.com Cổng thông tin tập đoàn VINATEP
www.vinatep.vn Công ty XNK & hợp tác đầu tư Vilexim
www.vilexim.com.vn Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Nam Hoa
www.namhoa.vn Công ty cổ phần dược phẩm Davinci Pháp
www.davincipharma.com Công ty tin học Hexa
www.hexa.com.vn Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com Vietnam News Today
www.vietnamnewstoday.com Quà tặng doanh nghiệp - Quà tặng khuyến mại
www.gone.com.vn

Quản lý vàng bằng thủ tục hành chính

Các cơ quan quản lý hiện vẫn đang lúng túng trong việc quản lý thị trường vàng. Ảnh: Mai Anh.

Trước tình hình diễn biến bất thường trong mấy năm gần đây của thị trường vàng và các tác động tiêu cực của thị trường này đến kinh tế vĩ mô, các cơ quan quản lý liên tục ban hành các chính sách mới nhằm siết lại thị trường vàng.

Song, quản bằng cách nào thì các cơ quan quản lý còn thể hiện sự lúng túng, chủ yếu bằng việc ban hành hoặc tuyên bố hàng loạt các quyết định hành chính như: bỏ chế độ cấp phép xuất khẩu vàng tự động (năm 2009), không tổ chức và thực hiện kinh doanh vàng và sàn giao dịch vàng trên tài khoản trong nước dưới mọi hình thức, bãi bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài (tháng 12-2009), các ngân hàng thương mại ngừng huy động và cho vay vàng (tháng 10-2010).

Trong khi đó, các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực này được ban hành từ lâu(*) và đến nay đã lộ rõ những bất cập, không đáp ứng những yêu cầu thực tế thì vẫn chậm được sửa đổi. Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây dựng nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng từ năm 2009, khi thị trường vàng đã có nhiều dấu hiệu bất ổn, nhưng đến nay dự thảo mới được trình Chính phủ. Tuy nhiên, nội dung dự thảo nghị định này chủ yếu nhằm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, chứ chưa phải là thể chế đồng bộ, đầy đủ để quản lý và tổ chức thị trường vàng dưới sự quản lý của Nhà nước.

Vừa trái luật, vừa phiền hà

Theo dự thảo nghị định việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được thực hiện bằng hình thức duy nhất là thủ tục hành chính - xin cơ quan có thẩm quyền cho phép. Để được cấp phép kinh doanh vàng, doanh nghiệp sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ phải xin đến bốn loại giấy phép khác nhau: giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức mỹ nghệ, giấy phép xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ và giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Để thực hiện được các thủ tục hành chính này, doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện kinh doanh nhất định. Điều kiện cụ thể là gì thì lại chưa được quy định cụ thể trong nghị định mà giao cho NHNN quy định. Quy định giao quyền này là trái với khoản 5 điều 7 Luật Doanh nghiệp: “Bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Điều đó có nghĩa là chỉ có Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền quy định điều kiện kinh doanh.

Không chỉ trái luật, nghị định này còn thể hiện tính phi thực tế khi quy định: “Trong thời hạn ba (3) tháng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua bán vàng miếng phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh tại các cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng tại NHNN theo quy định tại nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan”. Việc bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký lại trong ba tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực trong khi chưa quy định cụ thể điều kiện kinh doanh là phi lý, vì doanh nghiệp làm sao biết được mà đáp ứng các điều kiện đăng ký kinh doanh để chuẩn bị đăng ký lại theo quy định. Quy định kiểu này chẳng khác nào bắt hơn 10.000 cơ sở đang kinh doanh vàng “bịt mắt dò đá qua sông”, làm khó cho doanh nghiệp.

Không chỉ lo lắng về việc có đủ điều kiện kinh doanh hay không mà trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp gánh thêm nhiều thủ tục hành chính nặng nề khi phải thực hiện quy định: “Định kỳ, hàng tháng, quí, năm hoặc trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền”. Như vậy, ngoài nghĩa vụ báo cáo với các cơ quan thuế, tài chính, doanh nghiệp lại tiếp tục “oằn mình” thực hiện các yêu cầu báo cáo nội dung hoạt động của doanh nghiệp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền (?).

Quy định này vừa không phù hợp về chủ trương cải cách thủ tục hành chính vừa làm cho việc quản lý thị trường vàng rối rắm vì chồng chéo về thẩm quyền, doanh nghiệp thì ngày càng khổ vì thủ tục. Việc thực hiện các thủ tục này chắc chắn sẽ tiêu tốn của doanh nghịêp rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức, trong khi đó thực tế là hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức kinh doanh cả bốn hoạt động: mua bán, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu vàng. Nội dung một giấy phép có thể quy định một trong bốn hoặc cả bốn hoạt động này của doanh nghiệp.

Chính sách không chỉ là thủ tục

Việc quản lý thị trường vàng bằng các biện pháp thủ tục hành chính như thế sẽ không làm cho thị trường trở nên minh bạch và hiệu quả hơn. Trong khi đó, việc cần làm lâu dài và ngay từ bây giờ là tổ chức và quản lý thị trường vàng phát triển đáp ứng nhu cầu của thực tế thị trường và bảo đảm quyền sở hữu vàng - như một tài sản của người dân. Để phát triển thị trường vàng, trước tiên cần coi vàng là một hàng hoá và có các chính sách để phát triển thị trường hàng hoá này. Hiện nay, vàng vẫn không được tính trong nhóm “rổ hàng hoá và dịch vụ” để tính CPI của Tổng cục Thống kê, nhưng lại được tính trong cán cân thương mại làm cho nhập siêu của Việt Nam khó có thể giảm. Các văn bản pháp luật hiện hành vẫn còn khoảng trống phát triển thị trường kinh doanh vàng chuyên nghiệp. Vì nhu cầu thực tế vẫn chưa được đáp ứng bằng thị trường chính thức nên trong thời gian tới vẫn chưa thể xoá bỏ hai thị trường, hai giá đối với vàng, tương tự như đối với thị trường ngoại tệ (điển hình là đô la Mỹ).

_________

(*) Nghị định 174/1999 và Nghị định 64/2003.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Táo Mèo

Đặc sản miền Tây Bắc
Vị thuốc quý hiếm từ thiên nhiên
Giá vàng Giá vàng thế giớiBình ổn giá vàngVàng trong nướcBảo Tín Minh Châu
SPDRGiá vàng Việt NamVàng tăngVàng giảmDự báo giá vàng
Thị trường vàngVàng miếngQuản lý vàngĐầu cơ vàngSàn vàng
Thị trường vàng trong nướcThị trường vàng thế giớiNhập khẩu vàngXuất khẩu vàngKinh doanh vàng
Huy động vàngNhu cầu vàngCho vay vàngTích trữ vàngGiao dịch vàng